Bảng kiểm ngôn ngữ của chương trình giáo dục sớm, 1987 – Wessex là những câu hỏi kiểm tra khả năng nhận biết của trẻ qua đó có số điểm để đánh giá và nhận định về trẻ. Từ kết quả bảng điểm ngôn ngữ đó giáo viên có kế hoạch giáo án phù hợp dành cho từng bé và có độ chính xác cao. Dưới đây, Tingenz.com xin chia sẻ các bảng điểm ngôn ngữ trong giáo dục đặc biệt với các độ tuổi khác nhau.
>>> XEM THÊM:
- Giáo án bài đọc Món Quà Quý Nhất (2 tiết)
- Bài dạy nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình
- Giáo án bạn thân ở lớp cho học sinh lớp 1
Bảng kiểm ngôn ngữ 1: Độ tuổi từ 0 – 1
I. Sự phát âm ban đầu – tiếng động của trẻ (Ghi chú: Có: 1 điểm; Không: 0 điểm)
Biểu hiện | Có | Không |
N6 – Những dạng khóc khác nhau do những sự khó chịu khác nhau | ||
N10 – Những tiếng gừ gừ ríu rít khi bằng lòng | ||
N11 – Tự lặp lại âm thanh của mình (đáp lại âm thanh của người lớn) | ||
N12 – Cười | ||
N14 – Tự nhìn tay, hay cười và nói | ||
N17 – Bập bẹ (một loạt các âm tiết) | ||
N26 – Lặp lại một âm tiết 2 hay 3 lần, VD “ma-ma” | ||
Tổng mục I: ………………. | ||
II. Sự phát âm ban đầu – Từ đầu tiên | ||
N31 – Tạo ra 4 hay hơn 4 âm thanh khác nhau | ||
N32 – Tập phát âm theo nhạc | ||
N41 – Kết hợp hai âm tiết khác nhau trong trò chơi tập phát âm | ||
N42 – Cười, cười thầm và hét to trong khi chơi | ||
N45 – Bắt chước các hình thức ngữ điệu của người khác | ||
N46 – Sử dụng từ đơn giản có nghĩa để chỉ vật hay người | ||
N47 – Tập phát âm đáp lại lời nói của người khác | ||
Tổng mục II: ………………… | ||
III. Lắng nghe: sự chú ý – sự nhận thức âm thanh | ||
N1 – Kính thích thính giác tổng thể (hát và trò chuyện với trẻ) (< 6 tuần tuổi) | ||
N2 – Kính thích thính giác tổng thể (sử dụng các đồ chơi phát ra âm thanh) (> 6 tuần tuổi trở lên) | ||
N3 – Nhìn theo hướng âm thanh phát ra, hoặc cựa mình phản ứng lại âm thanh | ||
N4 – Nhìn ai đó để thu hút sự chú ý bằng cách nói chuyện hoặc cử động | ||
N5 – Thể hiện thái độ thông qua điệu bộ cơ thể, hay ngừng khóc, đáp lại âm thanh của người lớn | ||
Tổng mục III: ……………… | ||
IV. Lắng nghe: sự chú ý – tìm kiếm và hướng theo âm thanh | ||
N8 – Dõi theo âm thanh, di chuyển đầu | ||
N9 – Tìm kiếm âm thanh bằng cách quay đầu về hướng của âm thanh | ||
N33 – Dõi theo cuộc nói chuyện bằng cách quan sát người nói | ||
N38 – Thể hiện phản ứng với tên của chính mình thông qua việc muốn hoặc tiến tới đòi bế | ||
Tổng mục IV: ………………. | ||
V. Lắng nghe: Sự chú ý – đáp lại sự chú ý bằng cách mỉm cười hoặc phát ra âm thanh | ||
N7 – Mỉm cười đáp lại sự chú ý của người lớn | ||
N13 – Phát ra âm thanh đáp lại sự chú ý | ||
N16 – Thể hiện sự nhận biết thành viên gia đình bằng cách mỉm cười hoặc ngừng khóc | ||
N18 – Mỉm cười đáp lại những biểu hiện trên nét mặt của người khác | ||
N19 – Mỉm cười và phát ra âm thanh với hình ảnh trong gương | ||
Tổng mục V: …………….. | ||
VI. Lắng nghe: Sự chú ý – Bắt đầu thu hút sự chú ý của người khác đến mình | ||
N20 – Vỗ nhẹ và kéo những bộ phận trên mặt người lớn (tóc, mũi, kính v.v) | ||
N21 – Đòi các thành viên trong gia đình bế | ||
N22 – Với đến và vỗ nhẹ lên hình trong gương hoặc một trẻ khác | ||
N24 – Tìm kiếm sự tiếp xúc mắt mắt khi được chú ý trong thời gian 2-3 phút | ||
N25 – Phát ra âm thanh để thu hút sự chú ý | ||
N33 – Dõi theo cuộc nói chuyện bằng việc quan sát người nói | ||
N34 – Ôm, vỗ và hôn những thành viên trong gia đình | ||
N42 – Cười to, cười khúc khích, và hét lên trong khi chơi | ||
Tổng mục VI:……………. | ||
VII. Sự bắt chước – cử chỉ điệu bộ (luân phiên – bạn làm rồi đến tôi làm) | ||
N23 – Dùng tay lắc hoặc bóp đồ vật, tạo ra âm thanh ngoài dự kiến | ||
N27 – Bắt chước trò ú oà | ||
N28 – Bắt chước người lớn vỗ tay | ||
N29 – Bắt chước người lớn vẫy tay chào tạm biệt | ||
N30 – Dùng cử chỉ đáp lại cử chỉ | ||
N44 – Bắt chước bóp hoặc lắc đồ chơi để tạo âm thanh | ||
Tổng mục VII: ………. | ||
VIII. Sự bắt chước – âm thanh | ||
N11 – Tự nhắc lại tiếng của mình (đáp lại tiếng của người lớn) | ||
N15 – Nhắc lại tiếng của mình khi người khác nhắc lại | ||
N26 – Nhắc lại một âm tiết 2 hay 3 lần, VD “ma-ma” | ||
N45 – Bắt chước ngữ điệu của người khác | ||
N47 – Phát âm đáp lại câu chuyện của người khác | ||
Tổng mục VIII:………… | ||
IX. Đáp lại lời nói | ||
N35 – Thực hiện lời hướng dẫn đơn giản có kèm theo cử chỉ | ||
N36 – Dừng hoạt động ít nhất là tạm thời khi được bảo “không” 75% số lần | ||
N37 – Nhìn vào những đồ vật quen thuộc khi được nêu tên | ||
N38 – Thể hiện phản ứng với tên mình bằng cách nhìn hoặc tiến đến đòi bế | ||
N39 Hành động đáp lại cầu hỏi đơn giản, VD “Quả bóng của con đâu rồi?” | ||
N40 – Chỉ tay vào một bộ phận trên cơ thể, VD “mũi” | ||
N43 – Nhìn vào các bức tranh trong một vài giây | ||
Tổng mục IX: ……………… Tổng số mục Đạt : …………………………… Tổng số mục Không đạt: ………………………….. |
Bảng kiểm ngôn ngữ 2: Độ tuổi từ 1- 2
(Lưu ý: Có: 1 điểm – Không: 0 điểm)
I. Những tiếng nói đầu tiên – những từ chỉ đồ vật | Có | Không |
N49 Nói 5 từ khác nhau (có thể sử dụng cùng 1 từ để chỉ các đồ vật khác nhau) | ||
N56 Làm giả tiếng con vật hoặc sử dụng âm thanh để diễn đạt tên con vật | ||
N61 10 từ | ||
N62 Tự nói tên hoặc bí danh của mình theo yêu cầu | ||
N63 Trả lời câu hỏi “Đây là cái gì?” đối với đồ vật quen thuộc | ||
N74 Nói tên 5 thành viên khác trong gia đình bao gồm cả các con vật cảnh | ||
N80 Nói tên của 4 đồ chơi | ||
N81 Nói tên của một số thức ăn phổ biến để đòi được ăn khi nhìn thấy chúng | ||
N82 Gọi tên 3 bộ phận trên cơ thể của búp bê hoặc của người khác | ||
N94 Gọi tên các đồ vật trong các tình huống thường ngày như “công viên”, “cửa hàng”, “nhà” | ||
Tổng mục I: ………………… | ||
II. Những tiếng nói đầu tiên – những cấu trúc đầu tiên | ||
N50 Nói chuyện bằng cách phát ra các âm líu ríu | ||
N64 Đòi “nữa” | ||
N65 Nói “kết thúc”, “mất rồi”, “hết rồi”, “đi rồi” hoặc “nữa” | ||
N72 Kết hợp sử dụng từ và cử chỉ để diễn đạt ý muốn | ||
N88 Hỏi các câu hỏi có bổ sung các từ để hỏi ở cuối câu như “… nhé?”, “… à?”, “… đấy?” | ||
N89 Trả lời các câu hỏi có/không bằng câu trả lời khẳng định hoặc phủ định | ||
N91 Chào bạn cùng lứa và những người lớn trong gia đình khi được nhắc nhở | ||
Tổng mục II: ……………….. | ||
III. Nghe – chú ý | ||
N48 Phản ứng với âm điệu và những bài hát ngắn | ||
N51 Tìm âm thanh được giấu kín, VD tiếng chuông trong hộp | ||
N55 Tìm nguồn phát ra âm thanh bên ngoài căn phòng, VD: xe máy, tiếng trẻ | ||
Tổng mục III: …………….. | ||
IV. Bắt chước | ||
N54 Bắt chước công dụng của những đồ vật quen thuộc như chén, thìa, lược | ||
N68 Bắt chước hành động của trẻ khác khi chơi | ||
N69 Bắt chước những hành động đơn giản của người lớn (VD: rũ quần áo, kéo ga giường v.v.) | ||
N79 Lặp lại các hành động gây cười và thu hút chú ý | ||
Tổng mục IV: ……………….. | ||
V. Chơi với truyện tranh | ||
N59 Chỉ vào/chạm vào 3 tranh trong quyển sách khi được gọi tên | ||
N71 Chơi với một trẻ khác, mỗi trẻ thực hiện một HĐ riêng biệt | ||
N76 Tham gia trò chơi, đẩy xe, lăn bóng | ||
N77 Phát ra âm thanh khi chơ đồ chơi đáp lại lời nói của người lớn | ||
N78 Ôm hoặc bế búp bê hay đồ chơi mềm | ||
N83 Đưa sách cho người lớn đọc hoặc chia sẻ | ||
N84 Ghép vật thật với tranh vẽ vật | ||
N85 Cùng lúc chuyển từ trang 2 sang trang 3 để tìm vật nêu tên | ||
N86 Kéo người khác để chỉ cho họ thấy một hành động/ đồ vật | ||
N90 Chơi với 2 hoặc 3 bạn cùng tuổi | ||
N92 Tìm đúng quyển sách theo yêu cầu | ||
N93 Gọi tên những bức tranh quen thuộc | ||
Tổng mục V:…………… | ||
VI. Đáp lại ngôn ngữ | ||
N52 Sử dụng cử chỉ diễn đạt ý muốn được thêm | ||
N53 Đáp lại các từ “kết thúc”, “mất rồi”, “hết rồi”, “đi rồi” | ||
N57 Làm theo 3 mệnh lệnh một bước khác nhau không cần cử chỉ | ||
N58 Nhìn hoặc chạm tay vào 6 vật quen thuộc được gọi tên | ||
N60 Chỉ vào 3 bộ phận trên cơ thể mình | ||
N66 Có thể “đưa cho bố” hoặc “chỉ cho bố” theo yêu cầu | ||
N67 Đáp lại với các từ “lên” và “xuống” bằng cách di chuyển cơ thể phù hợp | ||
N70 Tự chỉ vào mình khi được hỏi “(tên trẻ) đâu rồi?” | ||
N73 Biết cần phải làm gì trong những tình huống quen thuộc (VD khi đi ra ngoài, vào giờ ăn, vào giờ đi ngủ) | ||
N75 Chỉ tay vào 12 đồ vật quen thuộc khi chúng được nêu tên | ||
N87 Rụt tay lại, nói “không! không!” khi gần chạm vào những vật cấm (có lời nhắc) | ||
Tổng mục VI: …………… Tổng số mục Đạt : …………………………… Tổng số mục Không đạt: ………………………….. |
Bảng kiểm ngôn ngữ 3: Độ tuổi từ 2- 3
(Lưu ý: Có: 1 điểm – Không: 0 điểm)
I. Những tiếng nói đầu tiên – động từ, tính từ, và cụm có hai từ | Có | Không |
N104 Sử dụng một số tính từ quen thuộc như “nóng”, “to” | ||
N105 Nói tên các hành động | ||
N106 Trả lời câu hỏi “(tên bé) đang làm gì?” đối với những hoạt động quen thuộc | ||
N107 Kết hợp danh từ hoặc động từ và các cụm có hai từ (ví dụ “qủa bóng, cái ghế”, hay “quả bóng to”) | ||
N108 Kết hợp động từ và đồ vật trong cụm có hai từ (VD “uống trà”, nấu bữa tối” v.v.) | ||
N109 Kết hợp danh từ và động từ trong cụm có hai từ (VD “bố đi”) | ||
N111 Dùng lời nói diễn đạt nhu cầu đi vệ sinh | ||
N112 Kết hợp động từ hoặc danh từ với “ở nơi đó”, “ở đây” trong các câu nói có hai từ (VD “cái ghế ở đây”) | ||
N113 Kết hợp từ để diễn đạt sự sở hữu (VD “ô tô của bố”) | ||
N117 Trả lời câu hỏi “ở đâu” | ||
N119 Kết hợp danh từ, động từ và tính từ trong các cụm có ba từ (VD chiếc xe hơi to của bố”, “mẹ đi làm”) | ||
N132 Nói về các bức tranh phức tạp như cảnh đường phố, cảnh chợ v.v. | ||
Tổng mục I: …………….. | ||
II. Những tiếng nói đầu tiên – câu hỏi | ||
N106 TL câu hỏi “(Tên trẻ) đang làm gì?” đối với các hoạt động quen thuộc | ||
N113 Kết hợp các từ để diễn đạt sự sở hữu (VD “ô tô của bố”) | ||
N117 Trả lời câu hỏi “ở đâu” | ||
N120 Sử dụng tên của chính mình trả lời “Ai muốn?” | ||
N124 Tự nói ra giới tính khi được hỏi | ||
N133 Hỏi “Đây (kia) là cái gì?” | ||
N139 Dùng tên trả lời câu hỏi “Ai” | ||
Tổng mục II:…………….. | ||
III. Những tiếng nói đầu tiên – cấu trúc câu | ||
N126 Sử dụng từ “đang” để thành lập thì hiện tại tiếp diễn của động từ (VD đang chạy) | ||
N130 Dùng các dạng số nhiều (“quyển sách”/“các quyển sách” hoặc “những quyển sách”) | ||
N135 Sử dụng “này” và “kia” | ||
N137 Nói “con, cháu, em, chị, anh”, thay vì tự nói tên mình | ||
N138 Sử dụng từ “không” (NO) hoặc “không phải” (NOT) để diễn đạt ý không thích hoặc từ chối | ||
N140 Dùng dạng sở hữu của danh từ (VD“… của bố”) để trả lời câu hỏi “… của ai?” | ||
N141 Dùng các từ phân loại (VD “cái”, “quyển”, “chiếc”, “con”, “quả”, v.v.) trong khi nói | ||
N142 Dùng một số tên nhóm (VD”đồ chơi”, “động vật”, “thức ăn”) | ||
N143 Sử dụng các từ “có thể” và “sẽ” một cách thường xuyên | ||
Tổng mục III: ……………… | ||
IV. Lắng nghe – Chú ý | ||
N96 Ngồi và cùng xem sách tranh với người lớn trong 5 phút | ||
N110 Các hành động giả vờ và nhắc lại từ cuối của mỗi dòng trong bài hát quen thuộc | ||
N118 Gọi tên các âm thanh quen thuộc xung quanh | ||
N128 Xem và gọi tên các nhân vật truyền hình quen thuộc | ||
N144 Tham gia vào việc tạo ra những giai điệu đơn giản như vỗ tay, giậm chân v.v. | ||
Tổng mục IV: ……………… | ||
V. Bắt chước | ||
N97 Nói “xin”, “làm ơn”, “cho” và “cám ơn” khi được nhắc | ||
N98 Giúp cha mẹ làm một phần việc nhà (VD: giữ xẻng hót rác v.v.) | ||
N110 Các hành động giả vờ và nhắc lại từ cuối của mỗi dòng trong bài hát quen thuộc | ||
N134 Kiểm soát âm lượng của mình trong 90% thời gian | ||
Tổng mục V: ………………. | ||
VI. Chơi với các quyển sách tranh | ||
N96 Ngồi và cùng xem sách tranh với người lớn trong 5 phút | ||
N102 Bắt chước thứ tự chơi, ví dụ chăm sóc búp bê | ||
N105 Gọi tên các hành động | ||
N114 Lựa chọn chi tiết trong tranh | ||
N115 Tham gia vào “chơi giả vờ” khi được gợi ý bằng miệng | ||
N121 Chỉ vào bức tranh đồ vật quen thuộc được mô tả qua công dụng | ||
N122 Nghe những câu chuyện đơn giản, ví dụ chuẩn bị đi ngủ | ||
N127 Nói chuyện trong khi “chơi giả vờ” với người lớn | ||
N129 Chơi trò “hoá trang” bằng quần áo của người lớn | ||
N132 Nói về các bức tranh phức tạp như cảnh đường phố, ảnh chợ v.v. | ||
Tổng mục VI:………….. | ||
VII. Đáp lại lời nói của người khác | ||
N95 Mang hoặc lấy đồ vật hoặc gọi người từ một phòng khác theo yêu cầu | ||
N99 Hành động đáp lại những từ chỉ hành động | ||
N100 Lựa chọn khi được hỏi | ||
N101 Đáp lại đúng với những tính từ phổ biến như “mệt”, “hạnh phúc v.v. | ||
N103 Đặt “vào trong”, “ở trên” và “ở dưới” theo yêu cầu | ||
N116 Chọn vật theo công dụng chén, bàn chải | ||
N123 Giơ ngón tay thể hiện tuổi | ||
N125 Thực hiện hai mệnh lệnh liên tiếp | ||
Tổng mục VII: ……….. | ||
Tổng số mục Đạt : …………………………… Tổng số mục Không đạt: ………………………….. |
Bảng kiểm ngôn ngữ 4: Độ tuổi từ 3 – 4
(Lưu ý: Có: 1 điểm – Không: 0 điểm)
I. Lời nói ban đầu – giao tiếp | Có | Không |
N145 Sử dụng liên tiếp 4 từ | ||
N149 Tự động chào những người thân | ||
N150 Thực hiện một cuộc giao tiếp đơn giản | ||
N157 Nói “xin”, “làm ơn”, “cho” và “cám ơn” đó 50% thời gian không cần nhắc | ||
N158 Trả lời điện thoại, gọi người lớn hoặc nói chuyện với một người lớn trẻ quen | ||
N189 Nói với người lạ một cách dễ hiểu | ||
Tổng mục I: ……….. | ||
II. Những lời nói đầu tiên – sử dụng các khái niệm nhận thức | ||
N151 Gọi tên các vật “to” và “nhỏ” | ||
N170 Nói tên 3 màu sắc theo yêu cầu: Xanh, vàng, đỏ | ||
N171 Nói tên 3 hình ■, ▲, ● | ||
N177 Gọi tên các vật giống và khác nhau | ||
N178 Sử dụng tính từ liên quan đến kích thước trong các tình huống quen thuộc | ||
Tổng mục II: …….. | ||
III. Những tiếng nói ban đầu – Câu hỏi | ||
N159 Hỏi các câu hỏi “ở đâu?” và “Ai?” | ||
N160 Nói “phải không” ở cuối câu hỏi khi phù hợp | ||
N169 Sử dụng câu hỏi “tại sao?” và nghe câu trả lời của người lớn | ||
N174 Trả lời các câu hỏi “như thế nào” đơn giản | ||
N183 Nói cách sử dụng các đồ vật quen thuộc | ||
N185 Sử dụng đúng các mệnh lệnh từ để đặt câu hỏi (“được không”, “à?” “nhé?”, “đấy?” ở cuối câu hỏi) | ||
Tổng mục III: …………. | ||
IV. Những tiếng nói đầu tiên – Cấu trúc câu | ||
N176 Dùng dạng quá khứ của động từ (VD “đã + động từ”) | ||
N181 Nói về những điều vừa mới trải qua | ||
N184 Diễn đạt điều sẽ xảy ra trong tương lai với các từ “định” “phải”, “muốn” | ||
N187 Kể 2 sự việc theo thứ tự thời gian | ||
Tổng mục IV: ……….. | ||
V. Lắng nghe và chú ý | ||
N146 Hát và nhảy theo nhạc | ||
N147 Nhận diện các âm thanh to và du dương trong các trò chơi âm nhạc | ||
N161 Chú ý lắng nghe kể chuyện được 5 phút | ||
N175 Nhắc lại thứ tự các âm thanh (tiếng đồ chơi chít chít, tiếng chuông, tiếng trống v.v.) | ||
Tổng mục V: ………… | ||
VI. Bắt chước | ||
N154 Bắt chước đếm đến 3 | ||
N163 Lặp lại trò chơi ngón tay bằng lời và hành động | ||
N164 Bắt chước đếm đến 10 đồ vật | ||
Tổng mục VI: ………. | ||
VII. Trò chơi và sách tranh | ||
N148 Tuân theo các quy định bằng cách bắt chước hành động của những trẻ khác | ||
N155 Nói điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong các truyện đơn giản và lặp đi lặp lại | ||
N156 Xin phép được sử dụng đồ chơi mà một trẻ khác đang chơi | ||
N161 Tham gia khoảng 5 phút vào thời gian đọc chuyện thường lệ | ||
N166 Chơi luân phiên cùng bạn/ cô | ||
N167 Tuân theo luật trong các trò chơi tập thể do trẻ lớn tuổi hơn làm đầu trò | ||
N168 Chơi gần bên và nói với các trẻ khác khi đang làm một việc gì đó | ||
N179 Đóng giả người lớn, VD: mẹ, con, người bán hàng | ||
N180 Bàn và lên kế hoạch thứ tự cho trò chơi, VD: nấu bữa tối, ăn tối, rửa bát | ||
N182 Hỏi câu hỏi “Tại sao” về các sự việc trong câu chuyện đơn giản | ||
N188 Thiết lập một loạt các kinh nghiệm quan trọng trong “trò chơi giả vờ”,VD: trường học, đi khám bệnh v.v. và phản ứng với các đồ vật cụ thể như giá vẽ, bộ đồ bác sĩ v.v. | ||
Tổng mục VII:…………. | ||
VIII. Đáp ứng với ngôn ngữ | ||
N148 Tuân theo các quy định bằng cách bắt chước hành động của những trẻ khác | ||
N152 Chỉ vào 10 bộ phận trên cơ thể theo yêu cầu | ||
N153 Chỉ vào bé trai và bé gái theo yêu cầu | ||
N162 Hành động theo các từ “bên trong”, “bên ngoài”, “đằng sau”, “trên đỉnh” | ||
N165 Tuân theo quy tắc chơi trong các trò chơi nhóm do người lớn chỉ dẫn | ||
N167 Tuân theo các quy tắc trong các trò chơi nhóm do trẻ lớn hơn làm người lãnh đạo | ||
N172 Thực hiện liên tiếp hai mệnh lệnh không liên quan đến nhau | ||
N177 Gọi tên các vật giống và khác nhau | ||
Tổng mục VIII: …………. |
Tổng số mục Đạt : …………………………..ổng số mục Không đạt: …………………………..
Bảng kiểm ngôn ngữ 5: Độ tuổi từ 4 -5
(Lưu ý: Có: 1 điểm – Không: 0 điểm)
Có | Không | |
NN115 Thực hiện liên tiếp 3 mệnh lệnh | ||
NN116 Hiểu câu bị động (“con trai đánh con gái”, “con gái bị con trai đánh”) | ||
NN117 Có thể tìm một cặp đồ vật/tranh vẽ theo yêu cầu | ||
NN118 Sử dụng “có thể” và “sẽ” trong khi nói | ||
NN119 Dùng câu phức (VD “Con đá quả bóng và nó lăn xuống đường”) | ||
NN120 Có thể tìm “đỉnh” và “đáy” của các vật theo yêu cầu | ||
NN121 Sử dụng các từ “không thể”, “không”, “sẽ không” | ||
NN122 Có thể chỉ ra những điều vô lý trong bức tranh | ||
NN123 Sử dụng các từ “chị em gái”, “anh em trai”, “bà”, “ông” | ||
NN124 Nói ra từ cuối cùng trong vế câu đối nghĩa | ||
NN125 Kể các câu chuyện quen thuộc mà không cần tranh gợi ý | ||
NN126 Chỉ ra bức tranh không thuộc một nhóm nào đó (VD đấy không phải là một con vật) | ||
NN127 Cho biết 2 từ có cùng vần hay không | ||
NN128 Dùng câu phức hợp (VD: Cô ấy muốn tôi đi vào bởi vì ….) | ||
NN129 Cho biết âm thanh phát ra là to hay nhỏ | ||
Tổng số mục đạt: ……………….Tổng số mục không đạt: …………….. |
Bảng kiểm ngôn ngữ 6: Độ tuổi từ 5- 6
(Lưu ý: Có: 1 điểm – Không: 0 điểm)
Các mục | Có | Không |
NN130 Phân biệt số lượng một số, nhiều, một vài | ||
NN131 Nói địa chỉ gia đình | ||
NN132 Nói số điện thoại của bố/mẹ | ||
NN133 Phân biệt nhiều nhất, ít nhất, hầu như không | ||
NN135 Nói về các hoạt động trong ngày của bản thân | ||
NN136 Mô tả vị trí hoặc chuyển động “xuyên qua”, “đi xa”, “từ”, “tiến đến”, “qua” | ||
NN137 Trả lời câu hỏi “tại sao” kèm theo lời giải thích | ||
NN138 Ghép và kể chuyện có 3-5 phần theo thứ tự | ||
NN139 Định nghĩa từ | ||
NN140 Có thể “nói cho bố biết từ đối nghĩa của…” | ||
NN141 Trả lời câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu… (ví dụ, đánh rơi quả trứng)?” | ||
NN142 Dùng các từ “hôm qua” và “ngày mai” một cách có nghĩa | ||
NN143 Hỏi nghĩa của những từ mới và không quen |
Tổng số mục Đạt: …………………………..Tổng số mục Không đạt………………………………
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ những bảng kiểm ngôn ngữ của Wessex trong giáo dục đặc biệt theo từng lứa tuổi. Bạn có thể tải về hoặc liên hệ chúng tôi để nhận bản .docx đầy đủ. Mong rằng nó sẽ là công cụ đánh giá hữu ích của giáo viên đối với học sinh của mình.