Biểu đồ hình tròn thường được nhìn thấy khắp mọi nơi từ công việc đến việc phân chia các dữ liệu bởi những định dạng màu sắc khác nhau. Vậy cách xử lý số liệu biểu đồ tròn như thế nào cho đúng? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời tối ưu nhất.
Xem thêm:
- Cách xử lý chảo chống dính mới mua nhanh chóng chỉ với 2 phút
- Tổng hợp các cách xử lý mùi hôi cống trong nhà vệ sinh hữu hiệu nhất
- Cách tính độ lệch chuẩn trong excel hiệu quả nhất
- Hướng dẫn cách chọn chỗ ngồi trên máy bay từ A – Z
Biểu đồ hình tròn là gì?
Biểu đồ hình tròn hay còn gọi là biểu đồ tròn, là dạng biểu đồ phân chia các số liệu dựa trên tổng số. Các số liệu được phân chia có dạng lát cắt theo bán kính của vòng tròn và được ghi chú bằng các ký hiệu, màu sắc khác nhau. Các lát cắt này cho biết tỷ lệ phân chia từng số liệu cụ thể của vấn đề cần phân tích. Điều này giúp người đọc có cái nhìn tổng quát hơn và đưa ra những quyết định sáng suốt. Biểu đồ tròn được ứng dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh.
Khi nào nên sử dụng biểu đồ tròn?
Khác với các dạng biểu đồ khác, biểu đồ tròn khá kén chọn và các trường hợp sử dụng hạn hẹp hơn. Để sử dụng biểu đồ tròn phải có một số tổng chia thành từng phần riêng biệt. Áp dụng theo tỷ lệ phần trăm(%) để phân chia các phần cụ thể, riêng biệt.
Mục tiêu
Dùng để so sánh sự đóng góp của mỗi số liệu với tổng thể thay vì so sánh các số liệu với nhau.
Thành phần của biểu đồ tròn
Biểu đồ tròn có hai thành phần chính là:
- Tổng thể: là toàn bộ dữ liệu dùng để so sánh, có thể là tổng tiền, 100%,….
- Biến dữ liệu thực tế:đây là các dữ liệu để so sánh với tổng thể.
Ví dụ về việc sử dụng biểu đồ tròn. Đây là biểu đồ so sánh nhu cầu khách hàng mua máy điều hòa qua các quý trong năm 2021 của khu vực tỉnh Dak Lak. (ví dụ với các số liệu mô phỏng trong việc bán máy điều hòa của cửa hàng điện máy xanh).
Ứng dụng thực tiễn của biểu đồ tròn
Biểu đồ tròn được sử dụng để mô tả tỉ lệ phần trăm (%) trên tổng thể nhằm đưa ra những chiến lược phù hợp công việc, hoặc trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Biểu đồ tròn được dùng để so sánh nhiều giá trị cùng 1 lúc. Việc sử dụng biểu đồ tròn hợp lý giúp người đọc dễ hiểu nội dung, cốt truyện cần trình bày và dễ dàng so sánh các số liệu.
Cách xử lý số liệu trên biểu đồ tròn
Để đọc và có thể sử dụng hợp lý biểu đồ tròn thì bạn nên biết cấu trúc của biểu đồ tròn và cách xử lý số liệu trên biểu đồ tròn.
- Chú thích: đây là tiêu chuẩn quan trọng trong việc hiểu dữ liệu trên biểu đồ.
- Xem xét thứ tự các số liệu: Thứ tự các lát cắt trên biểu đồ giúp người đọc hiểu được nội dung dễ dàng hơn. Hãy đọc số liệu từ phần lát cắt to nhất đến phần bé. Hoặc là có thể đọc theo thứ tự cố định từ số liệu theo năm, tháng, theo chiều kim đồng hồ.
- Giới hạn các lát cắt trong biểu đồ: Nếu 1 biểu đồ tròn với nhiều lát cắt nhỏ thì thật rối mắt và gây khó chịu cho người đọc. Vậy nếu có nhiều số liệu cần trình bày thì hãy gom thành các nhóm khác nhau. Biểu đồ tròn lý tưởng chỉ nên có khoảng 6 lát cắt hoặc ít hơn.
Lưu ý khi sử dụng biểu đồ hình tròn
Một vài lời khuyên đáng chú ý cho bạn khi sử dụng biểu đồ hình tròn là:
- Biểu đồ nên có ít hơn 6 lát cắt để dễ hiểu nội dung, tránh gây khó chịu cho người xem.
- Trường hợp có nhiều số liệu nên thì nên nhóm lại, hoặc chia làm nhiều biểu đồ khác nhau, sau đó so sánh từng biểu đồ với nhau.
- Không nên sử dụng ứng dụng 3 chiều (3D) để vẽ biểu đồ tròn, bởi điều này làm rối mắt và gây khó khăn cho việc trình bày dữ liệu của người sử dụng.
- Kết hợp giữa biểu đồ tròn với các biểu đồ khác để tăng hiệu quả công việc.
Phân loại các biểu đồ thường dùng
Biểu đồ đóng vai trò quan trọng trong học tập, công việc. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua những phân tích số liệu thực tế giúp doanh nghiệp có những chiến lược cụ thể cho mình. Có vài loại biểu đồ thường gặp như sau:
- Biểu đồ tròn với số liệu tuyệt đối: Đây là biểu đồ dựa trên số liệu thực tế và ghi chú trực tiếp vào các lát.
- Biểu đồ tròn với số liệu tương đối: sử dụng tỷ lệ phần trăm (%) để so sánh với tổng thể.
- Biểu đồ bánh rán: hay còn được gọi là biểu đồ Donut, tương tự như biểu đồ tròn. Biểu đồ bánh rán được loại bỏ tâm và phần tâm được ghi chú thích, báo cáo, nội dung về việc so sánh các số liệu.
- Biểu đồ thanh, cột: Giải pháp tối ưu về việc xử lý nhiều số liệu và cần so sánh các số liệu với nhau.
- Biểu đồ đường kẻ: Dạng biểu đồ phát huy ưu điểm của biểu đồ tròn và biểu đồ cột khi mà có thể so sánh các số liệu với nhau. So sánh các số liệu với tổng thể.
Mặc dù thực tế là biểu đồ tròn không được ưa chuộng so với các biểu đồ khác. Nhưng điều quan trọng là bạn phải nhận ra các số liệu cần xử lý để xác định dạng biểu đồ. Khi đó sẽ có những lựa chọn hợp lý cho số liệu cụ thể.