TÌM HIỂU VỀ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TRẺ

Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ là bệnh lý được rất nhiều phụ huynh, giáo viên quan tâm cẩn thận và chi tiết nhằm có hướng điều trị phù hợp nhất cho bé nhà mình. Chính vì thế Tingenz xin chia sẻ một giáo án chi tiết về bệnh rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ.

>>> XEM THÊM:

Những điều đã biết về rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ:

  • Gọi trẻ trẻ không quay đầu lại
  • Trẻ gặp khó khăn trong tương tác xã hội. Trẻ thường né tránh ánh mắt khó khăn trong việc giao tiếp mắt. Trẻ chỉ ngồi chơi một mình không tương tác với mọi người.
  • Sở thích hạn hẹp chỉ chơi với một món đồ chơi mà trẻ yêu thích và cách chơi thì đơn điệu không phát triển sang nhiều cách chơi khác nhau.
  • Trẻ không bắt chước hành động, âm thanh và cách thể hiện nét biểu cảm.
  • Trẻ có ít hoặc không có ngôn ngữ.
  • Không chơi giả vờ hoặc sử dụn đồ chơi theo cách phù hợp
  • Trẻ có cách dùng ngôn ngữ không bình thường bao gồm cả việc đọc không ngữ điệu, hay lặp lại máy móc lời nói của người khác. Trẻ có ít hoặc thậm chí không có lời nói.
  • Trẻ không vui thích hay có sự quan tâm với những người khác kể cả những người gần gũi với con.
  • Trẻ có các hành vi xa lạ như lắc người, nhảy nhót không ngừng nghỉ, cười nói la hét chạy nhảy không đúng ngữ cảnh.
  • Trẻ có các cách khám phá đồ chơi rất kỳ quặc như cho vào miệng cắn, sờ, nghe…
  • Trẻ thích quay tròn, thích các đồ chơi có tính quy luật lặp đi lặp lại
  • Trẻ không biết chỉ chỏ  
  • Hạn chế kĩ năng yêu cầu
  • Có thể nói nhiều hơn mức độ hiểu
  • Can thiệp càng sớm hiệu quả càng cao
  • Trẻ tự tìm kiếm các kích thích cảm giác do bị rối loạn cảm giác  
Rối loạn phổ tự kỷ ngày càng gia tăng ở xã hội hiện nay
Rối loạn phổ tự kỷ ngày càng gia tăng ở xã hội hiện nay

Những điều em chưa biết

Văn hoá tự kỷ:

Điểm mạnhĐiểm yếu
Xử lý thông tin mang tính trực quanXử lý thông tin qua thính giác, đặc biệt là ngôn ngữ
Chú ý đến các chi tiết và lĩnh vực quan tâm có chọn lọc và hạn hẹpHiểu ý nghĩa của việc liên kết các chi tiết tạo thành tổng thể
Cảm giác tri giác qua các giác quanKết hợp các ý tưởng và tự suy diễn
Ghi nhớ đơn giản cụ thểTổ chức sắp xếp ý tưởng đồ dùng và hoạt động
Học qua quy tắcChú ý, dễ bị phân tán,  khả năng di chuyển sự chú ý
Ngôn ngữ mang tinh chính tắcGiao tiếp đặc biệt là khẳ năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ không lời
Xử lý thông tin về tri giác thị giác không gianHiểu khái niệm không gian và khẳ năng nhận biết mình đang ở đâu trong chuỗi nhiều bước hoặc nhiệm vụ
Kĩ năng tri giác qua kênh thị giácGắn chặt với nề nếp thói quen quy trình
Học qua nề nếp thói quen quy trìnhSở thích mối quan tâm mạnh mẽ, sở trường và sở đoản về cảm giác.

Em học được

  • Chơi cùng trẻ, chơi cùng trò chơi theo sở thích hứng thú của trẻ chứ không phải của mình.
  • Tạo cơ hội tương tác và giao tiếp với con
  • Chơi cảm giác tạo ra tương tác mối quan tâm của trẻ có tính luân phiên qua lại trong quá trình chơi đồ chơi đó. (Vị trí ngồi của người lớn ngồi đối diện, ngang tầm mắt, ngồi trong lòng, tạo ra tiếp xúc qua lại, lần lượt, luân phiên)
  • Giảm thiều thời gian trẻ chơi một mình dậy trẻ các hành vi thay thế các hành vi không mong muốn

Các loại hoạt động chơi:

Chơi xây dựng (Hỗ trợ các kỹ năng thị giác không gian, vận động tinh và toán học),

Chơi thể chất (Hỗ trợ phát triển cơ bắp, tập thể dục lành mạnh và phối hợp), chơi thể hiện (bày tỏ cảm xúc thông qua nghệ thuật, âm nhạc viết vẽ ý nghĩa cho sự sáng tạo)

Chơi thi đua (Học hỏi về sự công bằng quy tắc thay phiên nhau)

Chơi tưởng tượng (Tưởng tượng và suy nghĩ xa hơn, giải quyết vấn đề sáng tạo)

Chơi kỹ thuật số (Một kiểu chơi một mình, không có giao tiếp xã hội, tác động đến kỹ năng xã hội như giao tiếp hằng ngày và sự chú ý).

Các kiểu chơi của trẻ:

Kiểu chơi khuôn mẫu

Kiểu chơi lặp lại (Các chuyển động cơ thể đồ vật theo một chiều một hướng: như nhảy từ trên xuống, thả vật từ trên cao xuống, quăng ném…)

Kiểu chơi xoay

Kiểu chơi kết nối (Tính liên kết móc lối giữa các bộ phận: như bộ móc xíc, lối đuôi nhau rồng rắn lên nhau)

Kiểu chơi sắp đặt vị trí ( Đặt ô tô, đồ chơi khối hình theo quy luật theo hàng)

Kiểu chơi bao gói, đóng hộp ( Dùng vài, khăn, phụ kiện bọc bản thân hoặc đồ chơi lại với nhau)

Kiểu chơi định hướng ( Khám phá đồ chơi theo các hướng khác nhau như nhìn mọi thứ qua kính, cúi ngược người xuống nhìn, các góc nhìn khác nhau..)

Kiểu chơi biến đổi ( chuyển từ thế này sang thể khác dạng này qua dạng khác: Như hoà màu khác nhau, chơi đất nặn, chơi với nước….)

=> Trẻ kém về mở rộng các ý tưởng chơi mở rộng các kỹ năng chơi cho trẻ sau khi làm theo nương theo trẻ. Tạo ra các kiểu chơi đa dạng hơn.

Giai đoạn phát triển kỹ năng chơi: 5 giai đoạn chơi theo học thuyết Piaget

Giai đoạn 1: Sử dụng giác quan khám phá đồ vật: Miệng

Chơi chỉ để có trải nghiệm về giác quan

Cảm nhận vật thể qua giác quan

Không có mục đích hoặc mục tiêu khác ngoài việc cảm nhận bằng giác quan

Ngay cả với các món đồ có thể được thao tác hoặc đồ chơi chức năng, trọng tâm vẫn là cảm nhận qua các giác quan.

Giai đoạn 2: Vận dụng hệ giác quan vận động

Vui chơi mang tính dụng ý nhiều hơn trước

Hiển nhiên là trẻ đang quyết tâm làm một điều gì đó với vật dụng (VD: Chồng các khối lên nhau)

Có ý định kiểm soát làm chủ các vật dụng ngay cả khi trẻ chỉ có vẻ chỉ chơi bằng giác quan.

Giai đoạn 3: Biểu diễn cấp độ 1

Bắt đầu sử dụng các biểu tượng của riêng mình để chỉ về các vật dụng hoặc kinh nghiệm (VD: Sử dụng đất nặng để làm một con rắn)

Có thể khẳng định các dụng ý của mình trong xây dụng trò chơi.

Có thể đóng vai: VD: Đóng vai “mẹ” hoặc “Cha”

Có thể đưa trẻ khác đất nặn giả làm “Thực phẩm”

Giai đoạn chuyển tiếp: trẻ có thể giả bộ vật dụng là một thứ giả định khác với thực tế.

Giai đoạn 4: Biểu diễn cấp độ 2

Tư duy mang tính biễu diễn: sử dụng vật dụng với dụng ý

Hiển nhiên có sự phát triển mở rộng chủ đề hoặc sắp đặt cấu trúc truyện kể

Chơi trò diễn kịch, có thể kéo dài trò chơi trong một khoảng thời gian

Dùng vật dụng để hỗ trợ các chủ đề: VD: siêu nhân, bệnh viện

Có thể sắm vai hoặc giao vai cho một hình nộm

Xây dựn cấu trúc truyện kể: Phần mở đầu truyện, nội dung chính và phần kết thúc

Có khẳ năng tạo ra cái kết hay cho hoạt động.

Giai đoạn 5: Chơi qua trung gian ngôn ngữ

Trẻ đã phát triển khả năng nâng cao để diễn tả các vật dụng, ý tưởng và cảm giác: ngôn từ có thể thay thể hành động và vật thể.

Ngôn ngữ có thể thay thế hành động biểu diễn, để cung cấp một bối cảnh hoặc một sự kiện bắt nguồn tạo động chơ cho trò chơi (VD trẻ sẽ nói: “Chúng ta giả bộ như chúng ta bị rớt máy bay và cần được giải cứu”)

Mục đích chơi theo giai đoạn phát triển:

  • Giai đoạn cảm giác vận động: Để kích thích sử dụng các giác quan
  • Giai đoạn tiền thao tác: Để thể hiện bằng từ ngữ và hình ảnh
  • Giai đoạn thao tác cụ thể: Để duy nghĩ logic bằng vật thật
  • Giai đoạn thao tác chính thức: để nhận thức nhiều điều trừu tượng và phức tạp hơn.  

Giai đoạn chơi xã hội theo Mildred Parten

Lựa chọn phương pháp điều trị đúng thời điểm
Lựa chọn phương pháp điều trị đúng thời điểm

1. Chơi vô định không quan tâm tới đồ chơi hay vật gì, cử động vận động ngẫu nhiên.(0-3 tháng)

2. Chơi 1 mình chiếm giữ đồ chơi tự chơi (0-2 tuổi)

3. Chơi quan sát trẻ ngồi quan sát ngồi nhìn người khác chơi (2 tuổi)

4. Chấp nhận chơi cùng với người khác cùng một hoạt động theo cách chơi riêng của mình (trên 2 tuổi)

5. Chơi kết hợp có chia sẻ nhưng chưa thực sự cùng nhau thảo luận giải quyết vấn đề (Cùng nhau xếp gỗ nhưng chỉ mượn đồ, lấy hộ đồ cho nhau, nhưng chưa biết phân cộng nhiệm vụ vai trò với nhau) (3-4 tuổi)

6. Chơi với người khác có quy luật có quy tắc: Chủ đề chơi mang tính trưởng thành hơn, trẻ chia sẻ ý tưởng chơi (Trên 4 tuổi)

4. Em thích thú

Biết gọi tên các kiểu chơi phân loại các kiểu chơi để có thể hiểu hơn về cách chơi của trẻ để lựa chọn các đồ chơi phù hợp trong quá trình can thiệp cho trẻ.

– Học thêm được các giai đoạn chơi của trẻ để biết được trẻ đang ở giai đoạn nào đế tiếp tục can thiệp chơi cùng trẻ phát triển cho trẻ.

– Biết thêm được trò chơi chơi cùng trẻ dụng cụ hỗ trợ trẻ trong quá trình can thiệp.

5. Em sẽ áp dụng vào quá trình can thiệp cho trẻ.

– Nương theo hành vi tự kích thích của trẻ mà hành vi đó không ảnh hưởng gì tới người khác hay bản thân từ đó chuyển hướng dậy trẻ hành vi thay thế.

– Sử dụng các vật dụng xung quanh để chơi cùng trẻ như cat, nước, gạo cho trẻ xúc, đổ, tưới cây, vận chuyển….

– Sử dụng bóng gai chơi cùng trẻ.

– Nương theo trẻ sắp xếp môi trường lớp học.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *