Giáo án giáo dục trẻ khiếm thị rèn luyện thính giác và xúc giác

Trẻ khiếm thị là đối tượng quan tâm được biệt trong xã hội nên cần phương pháp giáo dục đặc biệt ở mỗi tiết học. Vì vậy, Tingenz xin chia sẻ một giáo án bài giảng cho trẻ khiếm thị rèn luyện giác quan thính giác và xúc giác.

>>> XEM THÊM:

Đề bài: Bài tập rèn luyện giác quan thính giác và xúc giác cho trẻ khiếm thị

Giới thiệu chung về trẻ:

  • Khánh Chi năm nay 10 tuổi, là trẻ khiếm thị bẩm sinh kèm khuyết tật trí tuệ. Chi là con út trong gia đình gồm 3 chị em, trong gia đình/dòng họ cha và mẹ không có dấu hiệu gì có thể coi là di truyền ảnh hưởng đến vấn đề của trẻ hiện nay.
  • Sau khi sinh và phát hiện em khiếm thị gia đình vẫn để em ở nhà cùng gia đình, được bà (sống trong nhà) chăm sóc và trông nom là chủ yếu. Đến 3 – 4 tuổi em học lớp can thiệp sớm tại trường Nguyễn Đình Chiểu. Sau 2 năm học ở Nguyễn Đình Chiểu, gia đình cho em thôi học và về nhà ở cùng gia đình trong 2 năm. Trong 2 năm này em không được hỗ trợ hay là can thiệp gì từ phía gia đình cũng như các trung tâm. Toàn bộ thời gian này em ở nhà với bà và được mọi người hỗ trợ tối đa trong mọi nhu cầu.
  • Đến năm 7 tuổi em được can thiệp và giáo dục tại Trung tâm X cho tới hiện tại (10 tuổi).
  • Hiện nay, gia đình Chi đang tích cực phối hợp với trung tâm nhưng nhìn chúng quá trình phát triển vận động (đặc biệt là vận động thô), ngôn ngữ, kĩ năng chơi và kĩ năng xã hội vẫn còn chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên đối với chính bản thân, Chi đã có những thay đổi rõ rệt so với trước đây đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ và các kỹ năng liên quan đến vận động. Em đã tự ăn uống và mặc quần áo mà không cần mọi người hỗ trợ. Những khi ở nhà và cả ở trung tâm, Chi thích nghe nhạc đặc biệt là nhạc của Hoàng Thùy Linh, em rất thích nhún nhảy và lắc lư người theo nhạc
Giáo án giáo dục trẻ khiếm thính chi tiết
Giáo án giáo dục trẻ khiếm thính chi tiết (ảnh minh họa)

Về vấn đề thính giác:

Trẻ nghe hiểu được mệnh lệnh/câu hỏi của người đối diện với phạm vi từ đầu phòng can thiệp tới cuối phòng can thiệp (khoảng 50cm), ở quãng rộng hơn (từ phòng học can thiệp tới đầu hàng lang phải nói to, 1 số mệnh lệnh và câu hỏi trẻ không nghe được hết mệnh lệnh)

Khi yêu cầu nghe và nhắc lại câu hỏi/mệnh lệnh, trẻ phát âm còn chưa chuẩn xác

Khi nghe nhạc trẻ thích âm lượng to (4-6/10), giai điệu bài hát tiết tấu nhanh, với những âm lượng nhỏ (2/10) trẻ có biểu hiện không thoải mái (trẻ cau mày để lắng nghe, không lắc lư theo nhạc)

Trong phạm vi phòng học nếu nhạc bật quá to (7/10) trẻ sẽ bịt tai và có biểu hiển hoảng sợ

Về vấn đề xúc giác

Trẻ phân biệt được các sự vật có tính đối lập: mềm/cứng,…

Đoán được các loại quả thông qua cầm nắm vật (có gợi ý): khi cô cho trẻ sờ quả cam, cô hỏi trẻ quả này hình gì, trẻ trả lời được hình tròn, cô cho gợi ý bằng cách nếm thử vị, sau đó hỏi trẻ đây là quả cam hay quả chanh thì trẻ trả lời được đúng đáp án

Trẻ phân biệt to/nhỏ, nặng nhẹ còn kém: cùng hình dạng  sự vật khi cho trẻ tiếp xúc và phân biệt thì trẻ không trả lời được đáp án: Khi cho trẻ cùng sờ 2 loại quả cam và chanh và hỏi trẻ quả nào to, bé hơn trẻ không trả lời được, có lúc trẻ dường như không nghe câu hỏi của giáo viên, nhăn mặt và khó tập trung

Trẻ đọc được chữ nổi in to, 1 số chữ in bé trẻ còn hay nhầm lẫn, trẻ phát hiện chữ hơi chậm so với các bạn

Xây dựng bài tập nâng cao khả năng xúc giác của trẻ: Khám phá cây thông Noel

Mục tiêu:

  • Chi nhận biết được các bộ phận của cây thông Noel
  • Phân biệt được các đồ dùng để trang trí cây thông Noel: nơ, thiệp,..
  • So sánh được 2 cây thông Noel về kích thước, đồ trang trí có hình dạng gì, hộp quà nào to hơn, …
  • Trẻ đọc được nội dung ghi trên thiệp bằng chữ nổi Braille
  • Trẻ nghe các giai điệu của các ca khúc giáng sinh và nhắc lại được tên bài hát
  • Trẻ có thái độ vui vẻ, hào hứng trong tiết học

Chuẩn bị của giáo viên:

  • 2 cây thông Noel có kích thước khác nhau
  • Các hộp quà
  • Đồ dung để trang trí cây thông
  • Thiệp giáng sinh có in chữ nổi Braille
  • Các ca khúc giáng sinh
  • Phần thưởng

Tiến trình bài học

Nội dungThời gianHoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
Giới thiệu bài học5 phútGiải thích ngắn gọn về ngày giáng sinh: ngày giáng sinh diễn ra vào ngày 24-25/12, vào ngày này thường có hoạt động đặc trưng là trang trí cây thông Noel, hôm nay cô trò mình sẽ cùng nhau trang trí cây thông thật đẹp và viết viết các tấm thiệp gửi cho ông già Noel nhéLắng nghe giáo viên
Nội dung bài học

Hoạt động 1: Làm quen với cây thông              
Hoạt động 2: Trang trí cây thông                            
Hoạt động 3: So sánh 2 cây thông      
    10p                             10p                                     5pCho Chi sờ qua cây thông mẫu, hỏi

Chi xem cây thông này lá cây mềm hay nhọn, thô ráp hay mịn, lá cây to hay nhỏGiáo viên kết luận lại: như vậy cây thông lá cây lá sẽ hơi thô ráp, lá cây nhỏ: lá kim, càng xuống dưới thân cây thì tán lá càng rộng
     
Dẫn dắt vào bài học:

Cây thông Noel điểm nổi bật là các đồ trang trí đó Chi ạ, cô cùng Chi chúng ta cùng trang trí các đồ rồi cùng treo lên cây thông nhé: cho

Chi sờ các đồ sẽ trang trí cây thông, Chi sờ tới đâu cô hỏi lại Chi nhận thấy đồ vật này có cảm nhận như thế nào rồi đọc tên đồ dung trang trí đó cho Chi biết
Cùng trẻ treo đồ trang trí lên cây thông      

Mang ra 1 cây thông bé hơn đã trang trí và cho trẻ sờ cả 2 cây thông, hỏi trẻ cây thông nào to hơn, đồ trang trí bên nào to hơn,.
Chị sờ và trả lời câu hỏi      
Chi nhắc lại, nói tới đâu
Chi sờ lại cây tới đó để củng cố lại      
Lắng nghe và làm theo yêu cầu của giáo viên  
Chi làm theo yêu cầu của giáo viên và trả lời câu hỏi                        
Kết thúc bài học3pCho trẻ nghe nhạc thư giãn kết thúc bài học: Giáng sinh có những bài hát rất quen thuộc, đặc trưng của ngày lễ, cô cùng Chi chúng mình cùng nghe và lắc lư theo nhạc nhéChi nghe nhạc
Hoạt động củng cố7pNhư vậy chúng ta đã vừa trang trí xong cây thông rất đẹp phải không nào, ngoài treo đồ trang trí, cây thông còn là nơi chúng ta treo các tấm thiệp có ghi mong ước của mình gửi tới ông già Noel đó Chi ạ, giờ cô sẽ cùng Chi đọc xem mong ước của 1 bạn nhỏ gửi tới ông già Noel là gì nhé

Chi có mong ước gì gửi tới ông già Noel thì tối nay Chi về viết vào thiệp sang mai đưa cô, sau đó cô cùng Chi chúng ta sẽ treo tấm thiệp đó lên cây Noel nhéChi nhắc lại cho cô cây thông Noel có đặc điêm gì về lá cây nào?Khen thưởng
Chi đọc thiệp có ghi chữ nổi Braille
                  Vâng ạ               Chi trả lời

Lưu ý khi tiến hành bài học:

  • Chữ nổi in trên thiệp cỡ to để Chi có thể đọc được dễ dàng
  • Nhạc sử dụng ở mức âm lượng 5/10 để Chi thư giãn và hứng thú hơn
  • Kết hợp hỗ trợ ở những hoạt động mà Chi còn làm chưa tốt: so sánh cây thông có thể thêm gợi nhắc,..
  • Các câu hỏi, mệnh lệnh nên lặp lại để Chi nắm được, giáo viên nên đọc chậm rãi, to vừa đủ nghe để Chi tập trung

Trên đây là giáo án giáo dục trẻ khiếm thị chi tiết đã được áp dụng vào thực tế và đạt hiệu quả tốt được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ lại. Mong rằng bạn có một nguồn tham khảo hữu ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *