Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non

Đề bài: Hãy tìm hiểu 1 số trường học hòa nhập trẻ khuyết tật hiện nay (Mô tả/thông tin hình ảnh về trường, số lượng trẻ khuyết tật, đặc điểm trẻ khuyết tật …) và cho biết những thuận lợi khó khăn trong thực hiện hòa nhập khuyết tật ở trường hòa nhập đó?

>>> XEM THÊM:

Bài làm:

Nội dung giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Mô tả về Trung tâm:

Trường mầm non Sunny với sứ mệnh cung cấp dịch vụ phát hiện sớm – can thiệp sớm nhằm thay đổi chất lượng cuộc sống cho trẻ khuyết tật , trẻ tự kỉ và giúp các con hòa nhập cộng đồng cũng như nhằm thay đổi nhận thức của cha mẹ và cộng đồng về  trẻ khuyết tật, tự kỉ.

Cơ cấu giáo viên:

Mỗi lớp giáo dục hòa nhập có từ 02 giáo viên can thiệp nhóm và 02 giáo viên can thiệp cá nhân cho trẻ. Các giáo viên được tuyển chọn có đủ phẩm chất, năng lực nghề nghiệp.

  • Thông thường cơ cấu giáo viên các lớp có 02 giáo viên phụ trách nhóm và 02 giáo viên phụ trách cá nhân trên tổng số 20- 22 học sinh.
  • Trung bình 01 giáo viên phụ trách từ 9 – 10 học sinh.
  • Riêng đối với lớp nhà trẻ có 02 giáo viên phụ trách cá nhân và 04 giáo viên phụ trách lớp do trẻ ở tuổi đời nhỏ từ 18 đến 24 tháng, trung bình 1 giáo viên phụ trách 5 – 6 học sinh. Tỉ lệ đó giúp cho chất lượng can thiệp đạt hiệu quản cao.

Số lượng trẻ khuyết tật và đặc điểm trẻ khuyết tật tại trung tâm:

Hiện tại trung tâm có 120 trẻ (6 lớp) trong đó có 21 trẻ có nhu cầu đặc biệt còn lại 99 trẻ bình thường.

Dạng tậtSố lượng trẻ
Trẻ Down2
Trẻ tự kỉ9
Trẻ ADHD5
Trẻ khiếm thính1
Trẻ khiếm thị1
Chậm nói đơn thuần3
  • Trẻ CNCĐB từ độ tuổi 18 tháng đến 7 tuổi được khám sàng lọc và chuẩn đoán đầu vào tại trường mầm non Sunny. Học sinh được sắp xếp lớp theo 3 tiêu chí: Loại tật, tuổi thực và tuổi trí tuệ.
  • Học sinh tại các lớp giáo dục hòa nhập 3 – 6 tháng sẽ được đánh giá định kỳ chỉ số phát triển để sắp xếp lớp phù hợp với sự phát triển của trẻ, giúp quá trình dậy và học được diễn ra dễ dàng và đạt kết quả cao nhất.
  • Lớp tiền giáo dục hòa nhập duy trì 2 hình thức can thiệp:
  •  Thứ nhất là hình thức can thiệp cá nhân từ 30 – 60 phút/ngày tùy theo sự cần thiết thúc đẩy tiến trình phát triển ở trẻ, chú trọng những kĩ năng cơ bản trẻ đang thiếu hụt nhất. Trẻ được giáo viên đón từ lớp học đến phòng trị liệu cá nhân.
  • Thứ 2 là hình thức can thiệp nhóm, được chia thành hoạt động với bạn trong nhóm nhỏ 2 – 3 trẻ, nhóm vừa 4 – 6 trẻ hoặc nhóm lớn 10 – 12 trẻ tùy theo đặc điểm của trẻ, độ thích nghi trong nhóm và mục tiêu can thiệp. Hoạt động nhóm có chủ đề, có sự trợ giúp hoặc dẫn dắt của giáo viên giúp trẻ lần lượt làm chủ các cấp độ tham gia vào nhóm: Tập trung – phản ứng lại với người dẫn dắt – tham gia bằng bắt chước – tương tác theo cặp với bạn – duy trì chủ đề – khởi xướng – tuân thủ theo luật.

Thuận lợi & Khó khăn khi trẻ hòa nhập tại trường

    Dạng tậtThuận lợi  Khó khăn
Khó khăn riêngKhó khăn chung
DownTrẻ được kết bạn, tham gia các hoạt động vui chơi và phát triển mối quan hệ tình bạn. Trẻ được học và rèn luyện các kỹ năng mới. Cô giáo nhiệt huyết yêu trẻ, được đào tạo đúng chuyên ngành để giúp đỡ các con học hòa nhập.Cha mẹ luôn đồng hành cùng con của họ trong suốt quá trình tham gia học hòaRiêng với trẻ khiếm thính, trẻ còn được nhìn khẩu hình miệng đa dạng hơn khi học cùng các bạn trong lớp.  Trí tuệ của trẻ thấp, không theo kịp được chương trình học.Ngoại hình dễ bị trêu ghẹo vì có sự khác biết với các bạn.Dễ bị kỳ thị, cô lập dẫn đến việc trẻ bị tự ti và không muốn đến lớp.Sự kỳ thị này có thể trực tiếp đến từ phụ huynh, gia đình, xã hội vì chưa hiểu biết rõ về bệnh lý của trẻ. Một số trẻ chưa đạt đươc mục tiêu tuần, tháng hay quý theo kế hoạch đề ra.Xã hội chưa thực sự có những hoạt động cộng đồng mang tính kết nối, truyền tải thông điệp, trao yêu thương, chia sẻ, gắn kết, giúp đỡ các trẻ có nhu cầu đặc biệt.
Tự kỷNgôn ngữ diễn đạt còn kém, ít giao tiếp mắt, chưa biểu đạt được mong muốn, suy nghĩ và thu mình, không thích chơi với các bạn. Hay có hành vi: Hiếng mắt, nói nhảm một mình, hành vi giới tính v.v…
ADHDMất tập trung, không tập trung được lâu vào một việc. Thừa năng lượng -> dễ có hành vi: La hét, nhảy nhót quá mức, không đúng hoàn cảnh. Hành vi giới tính
Khiếm thínhKhông có khả năng nghe và cần có máy trợ thính tùy thuộc vào mức độ khiếm thính của trẻ. Nhiều khi không nắm bắt kịp thời được nội dung bài học.
Khiếm thịKhông có khả năng nhìn, cần được trợ giúp nhiều để làm quen khi đến một môi trường mới lạ.
Đa tật  Hạn chế vận động tinh, vận động thô hoặc cả hai. Hạn chế về chỉ số EQ và IQ

Trên đây Tingenz chia sẻ về hướng dẫn chi tiết về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non, giúp các cô có thể sắp xếp, bố trí công việc để hỗ trợ trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, học tập theo các bạn bình thường khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *