Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non và ví dụ chi tiết

1. Mục đích đánh giá

Xác định tuổi phát triển của trẻ và các vấn đề về hành vi. Trên cơ sở đó đưa ra những gợi ý giáo dục và xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ.

>>> XEM THÊM:

2. Công cụ và PP đánh giá sự phát triển của trẻ

ABS-S:2  kết hợp kiểm tra kỹ năng học đường cùng với quan sát, kiểm tra trực tiếp.

Ví dụ Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non

3. Kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ

Qua quá trình đánh giá và xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả như sau:

3.1.Các lĩnh vực phần một:

Các lĩnh vựcĐiểm thôTỉ lệĐiểm chuẩnTuổi khônMức độ
1. HĐ độc lập841676< TB
2. PT thể chất191676:9<TB
3. HĐ kinh tế10965:3< TB
4. PT ngôn ngữ30555:9Thấp
5. Số và thời gian081675:9<TB
6. HĐ HN/NN050965:0<TB
7. Tự điều khiển182584:6TB
8. Trách nhiệm04964:0<TB
9. Xã hội hóa19964:3<TB

Kết quả cho thấy: 

Độ tuổi trung bình đạt được khoảng 5 tuổi 3 tháng.

Nhìn chung, con ở mức còn hạn chế so với độ tuổi, cần phải củng cố và phát triển hơn nữa ở tất cả các hoạt động giúp con có cơ hội cải thiện đồng thời phát triển các kĩ năng học đường.

3.1.1.  Hoạt động độc lập.

            Trong hoạt động này bao gồm: Ăn uống (sử dụng bộ đồ ăn, uống, cử chỉ khi ngồi ăn), đi vệ sinh (tập đi vệ sinh, tự đi vệ sinh), sạch sẽ (rửa mặt và tay, tắm, vệ sinh cá nhân, đánh răng), hình thức bề ngoài (tư thế, quần áo), giữ gìn quần áo (giữ gìn quần áo, giặt quần áo), đi ra khỏi nhà (nhớ đường đi, đi tàu xe, đi bộ, an toàn khi đi ở ngoài sân trường, phố), măc và cởi quần áo (mặc quần áo, cởi quần áo vào lúc thích hợp, đi giầy), các hoạt động tự thân khác (nói chuyện điện thoại…).

            Trong kĩ năng ăn uống: Con không có khó khăn khi sử dụng dụng cụ ăn, nhận biết tốt đồ vật ăn được, không ăn được. Nhưng đôi khi dỗi không ăn mà cần tới sự động viên từ người khác.

 Về hoạt động vệ sinh và sạch sẽ con thực hiện được 1 số các lao động đơn giản như: tự đi vệ sinh một mình; tự mặc quần áo đơn giản. Bên cạnh đó con chưa biết rửa tay, rửa chân, tắm hay đánh răng đúng cách.

Trong thời gian tới, gia đình cần tích cực luyện tập và tạo thói quen độc lập và chủ động trong việc thực hiện 1 số kĩ năng như: biết rửa tay, rửa chân, đánh răng, thay quần áo phù hợp với thời tiết. Để con tự thực hiện tất cả các công việc đơn giản phục vụ cá nhân như: tự chọn được trang phục khác nhau để mặc trong những dịp bình thường hoặc những dịp đặc biệt hay sử dụng máy giặt, máy sấy mức độ đơn giản, cần giúp đỡ một chút hoặc có thể giặt quần áo thông thường, cần giám sát, nhắc nhở.

            Con có khả năng thể hiện 1 số kĩ năng như đi lại trong phạm vi trường học mà không gặp nguy hiểm, bên cạnh đó con đã biết nguy hiểm khi nghịch ở điện hay các vật sắc nhọn.

            Tóm lại gia đình cần tăng cường khả năng hoạt động độc lập cho con trong hoạt động tự phục vụ/ lao động/ vui chơi…Giúp con có thể chủ động trong các hoạt động khác nhau.

3.1.2. Phát triển thể chất

            Lĩnh vực này bao gồm các mục: Phát triển giác quan (Thị giác, thính giác), phát triển vận động( giữ cơ thể thăng bằng, đi bộ và chạy, điều khiển hai bàn tay, cử động tứ chi).

            Trong lĩnh vực này con thực hiện các bài tập ở mức độ trung bình thấp. Con thực hiện được trong các hoạt động như: giơ tay, chân theo yêu cầu, kết hợp tay chân trong bài tập thể dục đơn giản– cần rèn thêm cho con thông qua các hoạt động tập thể cùng nhóm bạn như nhảy dây, nhảy qua các ô số, khả năng leo trèo và bê vác đồ vật đơn giản khi đi lên/xuống cầu thang theo yêu cầu.

Con còn gặp khó khăn trong việc lắng nghe, chú ý ở những hoạt động học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Con hay để ý vào những điều mình thích với việc tập trung để thao tác và hành động chính vì vậy những hoạt động con không thích con động cơ và không kiên trì điều này làm ảnh hưởng trong quá trình học tập với việc nghe, phản hồi và lĩnh hội thông tin qua nghe và nhìn. Chính vì vậy các kĩ năng học tập của con đạt được chưa cao.

Con chưa thể giữ cơ thể thăng bằng tốt và thực hiện được các bài tập đúng độ tuổi do khả năng hiểu chưa nhiều, sự tập trung chú ý không bao quát, sự phối hợp các bộ phận của cơ thể một cách nhịp nhàng linh hoạt. Thời gian tới cần phải luyện các bài tập động tĩnh phù hợp với việc đi chạy nhảy theo hiệu lệnh, phối các bộ phận cơ thể như gập người, vận động theo nhạc, thực hiện các hoạt động lao động ở nhà.

            Nhìn chung về lĩnh vực thể chất, con cần rèn thêm các hoạt động đòi hỏi sự tập trung chú ý cũng như tính kiên nhẫn cao, có thể cho con tham gia các hoạt động ở gia đình và ở trường học giúp con phát triển thể chất lại còn nâng cao tính xã hội của con như các trò chơi nhảy, trò chơi ném phi tiêu, ném vòng trúng đích hay chuyền bóng qua lại. Phụ huynh và giáo viên nên tập luyện thêm nhiều cho con khéo léo tay thông qua các hoạt động như: xâu hạt, luồn dây giầy, áo, nhặt hạt nhỏ, tô vẽ tranh nhiều chi tiết….

3.1.3. Phát triển ngôn ngữ

            Lĩnh vực này bao gồm: Ngôn ngữ diễn đạt, khả năng hiểu ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ xã hội

Trong ngôn ngữ diễn đạt :

Hoạt động này con còn gặp khó khăn:

            Cách nói năng, câu nói, cách dùng từ: của con trong các tình huống giao tiếp ở mức độ trung bình thấp so với lứa tuổi.

Con đã có ngôn ngữ nói nhưng con hay nói nhảm, nói những lời nói mang tính chất thiếu sự chủ động, nói quá nhiều, nói không đúng tình huống, sắp xếp câu từ còn lộn xộn. Con có thể trả lời về một số câu hỏi liên quan tới ai đây? Cái gì? Con gì? Quả gì? Hình gì? Màu gì? Đang làm gì? Số mấy? Câu hỏi a hay b? Câu hỏi lựa chọn có không? Đối với việc trả lời các dạng câu hỏi liên quan tới tư duy, phán đoán, suy luận như câu hỏi biểu thị nếu thì Ai hoạt động? Nếu thì? Để làm gì? Khi nào? Như thế nào? Tại sao? Con chưa trả lời được? Chính vì vậy con chưa sử dụng ngôn ngữ để hỏi, đối thoại lại người kiểm tra một cách tích cực hay con có thể “lí luận” với người khác ở mức độ đơn giản, hạn chế trong kĩ năng “tranh luận” để bảo vệ ý kiến cá nhân với người chăm sóc, dạy dỗ…

      Cấu trúc câu cần cung cấp cho con:

  • Sử dụng mẫu câu ghép mang nghĩa phủ định “không phải… mà là…” “ tại vì….nên…”.
  • Giao tiếp hai chiều hỏi và đáp: có khả năng đặt/trả lời câu hỏi về đối tượng, địa điểm,…
  • “Lí luận” hay “tranh luận” để bảo vệ ý kiến cá nhân với người khác  hầu như con còn gặp rất nhiều khó khăn.

Phát triển ngôn ngữ xã hội: Con chưa biết sử dụng các từ như cảm ơn, xin phép, xin lỗi,…một cách chủ động khi giao tiếp nếu không được nhắc nhở, hay sử dụng đúng đại từ nhân xưng trong giao tiếp.

Tư duy về ngôn ngữ: đây là kĩ năng cần phải bồi đắp và rèn rũa thêm nhiều cho con giúp con có thể giao tiếp được nhiều chiều ở nhiều chủ đề với nhiều người khác nhau.

Nói và lên kế hoạch thứ tự quá trình thực hiện như: đánh răng, tắm. Tự sắp xếp đúng câu nói khi nói về một lĩnh vực con quan tâm.

  • Dự đoán đúng tình huống trong câu chuyện xã hội.
  • Nêu được lúc nào trong ngày thực hiện hành động gì như: ngủ vào buổi trưa và tối; bố đưa đi học vào buổi sáng; đón về vào buổi chiều hay rửa tay trước khi ăn…

Sự luân phiên và bắt chước: thực hiện hỏi/trả lời khi có nhu cầu hay được nhắc nhở. Nhưng chưa khởi đầu sự tương tác trong cách đặt, trả lời câu hỏi.

   Tóm lại, khả năng dùng ngôn ngữ của con còn hạn chế nhiều so với lứa tuổi: hạn chế thể hiện những nhu cầu, suy nghĩ của bản thân bằng những câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, nghi vấn có các quan hệ từ “bởi vì”, “nhưng mà”…hay biết hỏi các câu trong đó dùng các từ “tại sao”.

Cách hiểu ngôn ngữ như đọc hiểu: Đây là lĩnh vực con chưa có kĩ năng. Chưa có nền trong các kiến thức vể bản thân gia đình và môi trường xung quanh một cách sâu rộng, để khi đọc con có thể hiểu từ câu ứng dụng…

Dưới đây là những nội dung giao tiếp con còn hạn chế so với độ tuổi:

Nhận biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc: Con hay thể hiện cáu, tức giận khi phải làm các yêu câu khác nhau từ người khác. Khá thờ ơ khi giao tiếp.Con chưa biết để ý tới cảm xúc của người khác như: biết quan tâm, hỏi han,  an ủi, giúp đỡ bằng hành động và ngôn ngữ khi bố mẹ, bạn bè buồn và cần giúp đỡ. Hay làm cho người khác bực dọc.

Mối quan hệ với bạn bè, người lớn:

Hạn chế chia sẻ với người người kiểm tra các cảm xúc, kinh nghiệm (đã biết, đã làm gì) của bản thân. Chưa chủ động giao tiếp như muốn làm quen, xin vào nhóm bạn đang chơi, chủ động chơi với bạn trong các hoạt động khác nhau. Hạn chế chủ động nhờ người khác giúp đỡ hay giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn qua lời nói và hành động. Vì vậy, ít khi có sự chủ động đề nghị các giải pháp xử lý tình huống khó khăn của người khác. Hạn chế quan sát để nhận biết đánh giá người khác.

Nghe kể chuyện, thể hiện khả năng sáng tạo:

+ Hạn chế nghe, kể lại những hoạt động, nội dung chính trong 1 câu chuyện vừa sức.

+ Hạn chế kể tiếp một câu chuyện quen thuộc dựa vào phần mở đầu đã có, thay đổi kết thúc hoặc diễn biến tiếp theo của câu chuyện; tự sáng tạo ra một câu chuyện mới dựa trên những gợi ý hoặc hình ảnh cho sẵn.

Trong thời gian tới, cần rèn luyện nhiều về kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động tập thể hay hoạt động nhóm giúp con luyện nói để con mạnh dạn, nói năng gọn gàng trước tập thể; sử dụng được nhiều mẫu câu phức tạp có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong quá trình hoạt động nhóm, con sẽ  được thể hiện rõ tính cách trong giao tiếp ứng xử, vậy nên, giáo viên cần theo dõi sát, sẵn sàng yêu cầu dừng cuộc chơi nếu phát hiện tình huống xưng hô.

Ngoài ra, cần rèn luyện cho con về kĩ năng sống – đây là tiền đề hết sức quan trọng trong việc xây dựng con người biết tự chủ, tự lập, hợp tác, tự giác, tích cực làm việc và biết quan tâm, giúp đỡ người xung quanh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo một cách toàn diện và đổi mới. Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống hướng tới như:

Con biết tự chăm sóc bản thân một cách đúng đắn, nhận biết những nơi nguy hiểm, những vật dụng, tình huống nguy hiểm, và cách ứng phó, biết nhận diện những cảm xúc cơ bản, và kiềm chế cảm xúc, biết quý giá trị của thời gian và sử dụng thời gian hợp lý, biết lựa chọn, sắp xếp ưu tiên cho những khoản chi phí.

– Biết tìm điểm tích cực của người khác, không phân biệt đối xử bạn bè, có ý thức về việc chọn bạn tốt và làm quen với bạn mới,có khả năng phối hợp thực hiện các mục tiêu theo nhóm, biết cách hạn chế và khắc phục những mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè, biết đồng cảm về tinh thần và chia sẻ về vật chất với người khác, biết các hoạt động tiếp khách và phép xã giao tại nơi ở, có thái độ tích cực với việc học và biết cân bằng học và chơi, tự tin và biết cách nói trước đám đông, biết giao tiếp đúng mực với giáo viên, cán bộ nhân viên ở trường.

– Con phải được thực hành những thói quen tốt, biết cách sống ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm, yêu thiên nhiên, nhận diện và hình thành năng lực phonhf tránh các cám dỗ khong tốt. Biết cách chấp nhận các văn hóa, phong tục tập quán khác nhau và ứng xử phù hợp, biết cách thoát hiểm trong những tình huống thường gặp như cháy nhà, lũ lụt…

3.1.4. Khả năng tự điều khiển, trách nhiệm.

Về khả năng đề xuất, con ít đặt ra câu hỏi khi muốn đề xuất một ý kiến. Đôi lúc phải có sự phân công hoặc ra lệnh, kèm theo các phần thưởng và phải mất thời gian khá lâu với sự giám sát chặt chẽ con mới tham gia nhưng phải là những vấn đề con có quan tâm và con có thể thực hiện được.

            Về sự kiên trì và khả năng chú ý của con còn nhiều hạn chế. Khi thực hiện công việc cũng luôn phải khuyến khích để hoàn thành. Chưa có động lực hoàn thành công việc được giao. Đặc biệt thiếu tính kiên trì, tập trung khi thực hiện các bài tập viết, tính toán do không có sự cố gắng, thiếu động cơ phải cần có người thúc ép mới thực hiện.

3.2.Các lĩnh vực phần hai:

3.2.1. Kỹ năng xã hội

            Kỹ năng xã hội bao gồm: khả năng hợp tác/ hoạt động nhóm; tôn trọng người khác, nhận thức về người khác, hợp tác với người khác, tính ích kỷ và sự trưởng thành xã hội

            Về lĩnh vực hợp tác/ hoạt động nhóm: Con chưa biết tham gia nhóm khi được người kiểm tra khuyến khích và hướng dẫn. Bị động khi tham gia vào các hoạt động nhóm và chưa thể hiện sự khởi xướng khi tham gia nhóm nhỏ bằng ngôn ngữ nói. Kỹ năng hợp tác luân phiên hạn chế. Con chưa thể hiện sự chủ động kết bạn với người khác, chưa biết cách khởi xướng cuộc giao tiếp.

Về cách ứng xử xã hội: Con còn gặp khó khăn nhiều trong cách ứng xử với bạn bè, anh chị hay các em trong môi trường lạ.

 Khả năng tuân lệnh: Con gặp khó khăn khi người kiểm tra yêu cầu con ở một vị trí cố định ở phòng đánh giá và lớp nhóm.

Về mức độ tin cậy: Con không thể hiện một số những biểu hiện như nói dối khi không muốn thực hiện hoạt động hoặc con không thích hay gian lận khi tham gia một số trò chơi có luật.

3.2.2.  Các hành vi rập khuôn và hiếu động

              Con thể hiện thiếu kiên trì trong các hoạt động độc lập cần người kiểm tra nhắc nhở và khuyến khích nhiều. Điều đó ảnh hưởng đến các hoạt động học, tiếp thu những kiến thức mới của con. Trong thời gian tới cần đưa ra những biện pháp can thiệp tích cực để con tiến bộ hơn.

3.3. Kỹ năng học đường

Đây là kĩ năng con còn thiếu hụt cả môn tiếng việt và môn toàn. Chưa hoàn thành được các nội dung trong môn tiếng việt và toán.

Toán học:

Con chưa thể thực hiện cộng trừ các số với nhau trong chương trình toán một một cách thành thục. Con chưa biết so sánh số theo yêu cầu. Con hạn chế trong việc sắp xếp số theo thứ tự theo quy luật( từ bé đến lớn, từ lớn đến bé) hay tìm số lớn nhất và bé nhất theo yêu cầu của người kiểm tra. Bên cạnh đó con cũng gặp khó khăn trong việc hiểu và trình bày giải toán có lời văn do mức độ hiểu ngôn ngữ của con còn khá đơn giản.

Tiếng Việt:

Kỹ năng đọc trơn:  Con có khả năng đọc trơn khi được yêu cầu.

Đọc hiểu: Khả năng đọc hiểu còn hạn chế chưa rút ra được nội dung ý nghĩa của bài tập đọc. Chưa biết liên hệ vào bản thân.

Đọc viết: Con có khả năng viết nhanh khi được yêu cầu.

Luyện từ và câu: Chưa đáp ứng được nội dung của các lớp mà con đã học.

Tập làm văn: Chưa đáp ứng được việc tả kể hay viết thành một bài văn hoàn chình theo yêu cầu.

KẾT LUẬN CHUNG VÀ LỜI KHUYÊN

Về mặt phát triển: Mặc dù đã đạt được những thành tích cơ bản về các lĩnh vực phát triển nhưng con còn khó khăn trong các lĩnh vực: hoạt động tự diều khiển và xã hội hóa, kỹ năng học đường như nghe viết, đọc hiểu, khó khăn về ngôn ngữ hiểu và diễn đạt.  Động cơ học tập thấp và ít chủ động, mất tập trung vào công việc.  Đây cũng chính là các vấn đề cần hỗ trợ cho con trong giai đoạn tới.

Dạng tật: Rối loạn phổ tự kỉ cần nhiều sự hỗ trợ.

Về trường học: Do khả năng tập trung chú ý, khả năng nhận thức, ngôn ngữ giao tiếp và kĩ năng học đường của con còn hạn chế hơn so với tuổi thực, con cần kết hợp phát triển toàn diện. Quan trọng nhất là cần rèn cho con kĩ năng sống độc lập, khả năng kiên trì, chú ý, có động lực học tập. Đồng thời hỗ trợ con về kỹ phát triển thể chất, kỹ năng tương tác với các bạn.

Về giáo dục: Kết hợp phát triển toàn diện các lĩnh vực trong đó chú trọng đến các lĩnh vực mà con còn gặp nhiều khó khăn như: Kỹ năng học đường, kỹ năng xã hội – giao tiếp và quản lý hành vi. Đây cũng là những kĩ năng quan trọng  giúp con hoàn thiện các bài học ở trường hoà nhập.

Rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ giao tiếp và nhận thức:

  • Đưa ra các tình huống giao tiếp thực tế, tích cực hỏi và gợi ý hỗ trợ khi con gặp khó khăn.
  • Rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ thông qua trả lời hay nhắc lại theo nội dung truyện, các bài thơ và nội dung nhận thức.
  • Mở rộng môi trường giao tiếp nhận thức đồng thời rèn luyện các kĩ năng giao tiếp xã hội thông qua tham gia hoạt động theo nhóm, tập thể như: đi chơi công viên, chơi bóng ở vườn hoa….
  • Giúp con sửa các lỗi sai khi giao tiếp ngay trong tình huống: lỗi phát âm, lỗi từ, ngữ pháp của câu giao tiếp.
  • Rèn luyện kĩ năng diễn đạt câu giao tiếp nói chậm, phát âm các từ rõ ràng.
  • Tiếp tục củng cố các nội dung về nhận thức đồng thời mở rộng thêm lĩnh vực nhận thức giúp con có thể chiếm lĩnh được kiến thức về môi trường xung quanh, các khái niệm…..
  • Tiếp tục hỗ trợ phát triển các kĩ năng về toán học phục vụ cuộc sống sau này.
  • Đưa ra lời hướng dẫn rõ ràng, ngắn gọn, lặp lại nhiều lần và kiên trì chờ đợi những phản ứng tích cực của con, tạo cơ hội giao tiếp luân phiên, giao tiếp hai chiều.
  • Đặt ra các quy tắc phù hợp với con thông qua các bài học và các kỹ năng trong sinh hoạt.
  • Hỗ trợ về mặt đồ dùng thích hợp để tạo hứng thú cho con qua hoạt động học

Rèn luyện khả năng tập trung chú ý – giảm hành vi tăng động.

  • Đưa ra những yêu cầu mệnh lệnh rõ ràng rứt khoát và nghiêm khắc.
  • Nội dung học tập phải cụ thể rõ ràng, hấp dẫn thu hút sự chú ý, nên hạn chế thời gian trống làm con để ý sang chỗ khác.

Vd: Trong các nội dung học có thể tích hợp cả trò chơi giúp con có động cơ để học tập.

  • Môi trường học tập tránh những thứ quá gây nhiễu.
  • Sử dụng các công cụ định lượng thời gian như dồng hồ cát…
  • Tránh gây căng thẳng cho con trong giờ học.
  • Rèn luyện khả năng tập trung, chú ý thông qua việc kết hợp với các bài tập vận động tinh: tô, viết , vẽ…, các bài tập vận động thô: phi tiêu, ném bóng vào rổ…..

Tăng cường khả năng ghi nhớ:

  • Sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp nhằm giúp con dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ nhớ (sử dụng các mô hình, hình vẽ, các hoạt động vui chơi phục vụ cho việc nắm và ghi nhớ)
  • Thường xuyên củng cố nội dung học thông qua tranh ảnh, mô hình, đồ vật thật
  • Nói câu ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, lặp lại nhiều lần và đợi cho con có thời gian phản hồi, không đưa thông tin một cách dồn dập.

KẾ HOẠCH CAN THIỆP

(Kế hoạch này cần có sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh)

+ Trẻ hoàn thành thành thục

+/- Trẻ hoàn thành nhưng cần hỗ trợ 1 phần

– Trẻ không hoàn thành

Lĩnh vựcMục tiêu
Kĩ năng tự phục vụ.– Biết dọn dẹp giường gọn gàng sau khi ngủ dậy – Biết chuẩn bị đồ dùng trước khi tắm. – Biết gấp quần áo đơn giản và bỏ vào tủ quần áo. – Tắm một cách độc lập ít cần sự giám sát và nhắc nhở. – Biết thực hiện kĩ năng đánh răng. – Biết rửa tay đúng cách( rửa tay bằng xà phòng một cách sạch sẽ). – Biết rửa mặt bằng khăn mềm. – Biết quét nhà bằng chổi cán dài. – Biết lau nhà bằng chổi lau nhàu. – Biết cắm cơm. – Biết nhặt rau các phần ăn được cho vào một rổ. – Biết sắp xếp một số dụng cụ ăn, đồ ăn trước ăn và dọn vào bồn rửa bát sau ăn. – Biết cắt gọt củ quả đơn giản.
Vận động tinh.– Các bài tập với đất nặn: Vo tròn và nặn thành các hình cho sẵn và theo yêu cầu. – Các bài tập với giấy: Gập, xé giấy theo yêu cầu. – Các bài tập với bút như sao chép các nét và hình đơn giản, tô màu theo yêu cầu. – Các bài tập với kéo: Cắt theo yêu cầu như cắt theo đường kẻ sẵn, cắt theo hình dạng… – Bài tập với xâu hạt quả con vật. – Ghép hình nhiều mảnh: 6-10 mảnh.
Vận động thô.– Vận động với bóng: Tung, bắt, ném, đá… theo yêu cầu. – Vận động giữ thăng bằng: Đi cầu thăng bằng, ván dốc, đứng trên 1 chân trong vòng 10s, nhảy lò cò, nhảy đứng trụ trên 1 chân. – Đi/ chạy theo hiệu lệnh: Đi/chạy sang trái, sang phải, tiến lùi, nhanh chậm… – Phối hợp vận động: Vận động theo nhạc… – Nhảy: Nhảy xa, nhảy theo hiệu lệnh. – Đập bóng, đánh bóng.
Ngôn ngữ cảm nhận– Ôn tập nhận biết và gọi tên con vật, hoa quả, đồ dùng, phương tiện. – Nhận biết kích thước và vị trí. – Nhận biết nghề nghiệp và đặc điểm của từng nghề. – Nhận biết mùi vị của quả, phân loại nhóm rau củ quả, chức năng và lợi ích của quả, biết quả ăn tươi và quả phải nấu chín mới ăn được. – Nhận biết môi trường sống của con vật, kể con vật theo môi trường sống, thức năn, tập tính sinh sản..  – Nhận biết đường đi của phương tiện giao thông, phân loại và kể phương tiện giao thông theo loại hình giao thông đường bộ/ thủy/ sắt/ hàng không. – Nhận biết đồ dùng theo chức năng, nhận biết đồ dùng thuộc phòng nào… – Nhận biết các nội dung liên quan tới bản thân như: Địa chỉ nhà, số điện thoại của bố mẹ. – Nhận biết đồ ăn/ đồ uống. – Nhận biết các buổi trong ngày cùng hoạt động phù hợp, nhận biết thời gian đơn giản. -Kể hoạt động trước trong và sau khi tắm. Biết sử dụng dụng cụ tắm và chuẩn bị đồ để tắm. – Kể hoạt động trước trong và sau khi ăn. – Lựa chọn đồ dùng khi đi ra ngoài. – Nhớ và thực hiện hoạt động theo lịch trình. – Soạn sách vở theo thời khóa biểu.
Ngôn ngữ diễn đạt– Mở rộng vốn từ liên quan tới bản thân/ gia đình, con vật, đồ vật, phương tiện, quả.. – Diễn đạt câu qua tranh, qua tình huống thực tế mà con có mặt. – Thể hiện nhu cầu ở nhiều tình huông sinh hoạt. – Phát triển vốn từ về đặc điểm tính chất, công dụng, chức năng cùa sự vật cho con. – Kết hợp các từ loại để diễn đạt trong giao tiếp. – Trả lời thành thục các câu hỏi liên quan tới nếu thì? Khi nào? Như thế nào? Tại sao? – Hỏi đa dạng câu hỏi khi không biết liên quan tới ai?Cái gì? Quả gì? Xe gì? Đang làm gì? Để làm gì? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Tại Sao? – Nghe kể chuyện và trả lời các câu hỏi liên quan tới câu chuyện.
Toán– Tách gộp trong phạm vi 10. – Nhận biết nhóm số lượng ít hơn, nhiều hơn, bằng nhau và biết liên hệ tương ứng với dấu </ >/ =. – So sánh trong phạm vi 10 sau đó mở rộng ra phạm vi 100. – Thực hiện phép cộng trừ trong phami vi 10 sau đó mở rộng trong phạm vi 100. – Biết đặt tính và tính. – Biết giải toán có lời văn.
Tiếng việt* Thực hiện tất các các phân môn của môn tiếng việt bao gồm kĩ năng đọc và viết…: – Đọc hiểu. – Viết các nội dung để giao tiếp với người khác.  
Xã hội– Chào hỏi mọi người xung quanh. – Biết nói xin, vâng, giúp đúng tình huống. – Nhận ra hành động đúng sai nên không nên. – Tương tác và giao tiếp với người một cách chủ động hơn. – Giao tiếp 2 chiều trong một hội thoại với mọi người xung quanh. – Hỏi người khác khi không biết. – Thực hiện được việc mua bán nhỏ tại của hàng. –  Biết cách gọi đồ ăn đơn giản trong nhà hàng cùng người lớn. – Quan tâm tới bạn bè, thầy cô và người thân. – Thiết lập mối quan hệ với thầy cô và bạn bè –  Có hành vi ứng xử phù hợp với các bạn. – Thực hiện theo nội quy, quy định tại trường và gia đình (vứt rác đúng nơi quy định, ngồi học nghiêm túc…)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *