Bảng chữ nổi Braille Việt Ngữ và 8 bài luyện tập

Hệ thống chữ nổi tiếng Việt, còn được gọi là chữ Braille tiếng Việt, đây là một hệ thống chữ Braille được sử dụng trong tiếng Việt dành cho người khiếm thị (mù). Nó dựa trên bảng chữ Braille tiếng Pháp, nhưng đã được tùy biến và phát triển để phù hợp với ngôn ngữ và âm vị của tiếng Việt.

>>> XEM THÊM:

Bảng chữ nổi Braille Tiếng Việt

Trong hệ thống này, một số chữ không có trong tiếng Việt đã được Việt hóa bằng cách tạo ra các chữ Việt tương ứng. Ví dụ, chữ “ư” và “ơ” lần lượt được biểu thị bằng “ü” và “œ”. Tuy nhiên trong Tiếng Việt có các chữ “É”, “à”, “è”, “ù”, “á”, nhưng chúng không được sử dụng trong hệ thống chữ Braille tiếng Việt, trừ khi đó là các dấu thanh.

Bảng chữ nổi Braille Tiếng Việt chuẩn bộ giáo dục

Hệ thống chữ nổi tiếng Việt giúp người khiếm thị đọc và viết tiếng Việt một cách thuận tiện, đồng thời bao gồm cả các dấu thanh để bổ sung thông tin âm vị

8 Bài tập thực hành bảng chữ nổi BRAILLE Việt Ngữ

Bài tập 1. Kì biết rằng thức ăn chính của Gấu trúc là cành non và lá trúc. Vậy khi trúc nở hoa hoặc không còn trúc nữa thì Gấu trúc sẽ ăn gì?

Bài tập 2. Mẹ Kì nói: “Trước đây Gấu trúc ăn thịt là chủ yếu, sau mới ăn lá trúc. Ngoài ra, chúng còn ăn trứng và một số loại côn trùng. Lá trúc là thức căn chính của Gấu trúc. Khi trúc nở hoa, Gấu trúc sẽ đến vùng khác để tìm thức ăn”.

Bài tập 3. Dựa vào sự khảo chứng các tư liệu hóa thạch Khủng Long sống ở thời Trung Sinh cách ngày nay 200 triệu năm đến hơn 70 triệu năm trước.  Khủng Long hóa thạch được phát hiện ở các nơi trên thế giới, vì thế có thể suy đoán 70 triệu năm trước các nơi trên trái đất đều có Khủng Long sinh sống.

Bài tập 4.Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.

Bài tập 5.“Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình. Phong Nha gồm hai bộ phận: Động khô và Động nước. Động khô ở độ cao 200m, theo các nhà địa lí học, thuở xưa vốn là một dòng sông ngầm, nay đã kiệt nước, chỉ còn những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

Luyện tập chăm chỉ với bảng chữ cái này

Bài tập 6. CÚN CON HIẾU THẮNG

Ở làng nọ có chú Cún con tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người. Trong làng ai cũng quý mến chú, nhưng Cún con lại có tính hiếu thắng, ít chịu thua ai.

Một hôm, Cún con đang đi tha thẩn, bỗng thấy có một kẻ giống y như mình. Cún con làm gì, hắn cũng làm thế ấy. Cún con bực quá nghĩ:  “Phải cho hắn biết ta là ai mới được!”

Bài tập 7. SÓI CON HUNG HĂNG

 Hôm ấy, như mọi lần, Sói vừa bước chân đến trường thì các bạn đều tản ra tránh xa cậu. Được thể, Sói càng nghênh ngang, vừa đi vừa huýt sáo lấy làm hãnh diện lắm.

  Đúng lúc đó, Nhím từ đâu đi ngang qua trước mặt Sói.

 Sao mi dám chắn đường ta thế hả? – Sói lên giọng hốc hách hỏi.

 Nhím thản nhiên trả lời:

 Đây là đường chung, ai đi chẳng được, cậu muốn đi trước tớ thì cậu cứ lách qua mà đi.

Bài tập 8. Quà tặng cha

Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mải mê với những con số: Ông đang phải kiểm tra sổ sách. “Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!” – Pa-xcan nghĩ thầm. Trong óc chàng sinh viên trẻ tuổi chợt lóe lên một tia sáng. Anh lặng lẽ rút về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó lên giấy. Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu với những con tính – Pa-xcan nói.

Tingenz.com vừa chia sẻ bảng chữ nổi Braille Việt Ngữ và 8 bài tập để luyện tập môn này giúp các giáo viên có thể tài liệu hướng dẫn cho bé. Đó cũng là bài tập để người khiếm thị nâng cao khả năng tư duy, đọc bảng chữ cái Braille Tiếng Việt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *