Nhận biết kích thước to nhỏ – Giáo án mầm non

Bài dạy nhận biết kích thước to nhỏ ở trẻ mầm non là bài giảng quan trọng được nhiều giáo viên tìm kiếm. Tuy nhiên lựa chọn bài giảng chuẩn chỉ của bộ giáo dục mà được cá nhân hóa không phải giáo viên nào cũng có. Vì vậy, TinGenZ xin chia tài liệu giáo án mầm non với kế hoạch bài day: Nhận biết kích thước to nhỏ với thời gian giảng dạy 30 phút.

XEM THÊM:

Mục tiêu bài học

Sau khi được giới thiệu, hướng dẫn, giải thích, được tham gia vào trò chơi, bài tập luyện tập nội dung bài học, Các bé có thể nhận biết được các đồ vật có kích thước to hơn với việc chỉ và lấy đúng các đồ vật có khích thước to hơn 4/4 lần, gọi tên đúng 3/4 lần và thực hiện các bài tập khi được hỗ trợ thể chất 1 phần.

Bài học nhận biết kích thước to nhỏ chuẩn
Bài học nhận biết kích thước to nhỏ chuẩn

Dụng cụ chuẩn bị

  • Thẻ quản lí hành vi
  • Lịch hoạt động
  • 2 quả táo, 2 hình tròn
  • 2 hình ảnh quả táo, 2 hình ảnh hình tròn
  • Phiếu tô màu
  • Bút màu
  • Khay, hộp
  • Giấy làm đường đi
  • Đĩa, quả bóng, lá cây, thìa
  • Phần thưởng

Hoạt động giảng dạy nhận biết vật to nhỏ

Giáo viên phân biệt đối tượng trẻ giảng dạy và cần hỗ trợ:

  1. Trẻ tự hoàn thành
  2. Trẻ hoàn thành với sự trợ giúp
  3. Trẻ chưa hoàn thành
Hoạt độngHoạt động bài họcKết quả
123
Ổn định và giới thiệu bài mới– Ổn định chỗ ngồi
– Chào hỏi
– Giáo viên giới thiệu bài học
– Quản lí hành vi: ngồi trên ghế, mắt nhìn cô, tai lắng nghe, im lặng, không chạy ra khỏi chỗ (lời nói kết hợp cơ thể).
– Giáo viên giới thiêu lịch hoạt động (2 lần, giáo viên cho trẻ nhắc lại các hoạt động).
   
Hoạt động 1:
Nhận biết kích thước to hơn thông qua vật thật
Nhận biết kích thước to hơn thông qua vật thật

– Bước 1:  Giáo viên đưa lần lượt 2 quả táo sau đó giới thiệu “quả táo nhỏ hơn”, “quả táo to hơn” (2 lần, nói nhấn mạnh quả táo to hơn)
Bước 2: Giáo viên yêu cầu trẻ chỉ/lấy quả táo to hơn “Quả táo to hơn đâu?” hoặc “Chỉ quả táo to hơn?” (Thay đổi vị trí quả táo)
– Bước 3: Sau khi trẻ chỉ/lấy quả táo to hơn, giáo viên gợi nhắc “quả táo ….” (chờ đợi trẻ 3-5s). Nếu trẻ trả lời đúng thì giáo viên khen ngợi trẻ, trẻ trả lời chưa đúng thì giáo viên chỉ và nhắc lại “quả táo to hơn” và yêu cầu trẻ nhắc lại. (2 lần)
– Bước 4: Giáo viên chỉ/đưa vào quả táo to hơn và hỏi “Quả táo này như thế nào?”
Bước 5: Giáo viên nhận xét và khen ngợi, chuyển hoạt động Giáo viên thực hiện tương tự với hình tròn.
   
Hoạt động 2:
Nhận biết kích thước  to thông qua hình ảnh
Nhận biết kích thước to hơn thông qua hình ảnh

– Bước 1:  Giáo viên đưa lần lượt 2 quả táo sau đó giới thiệu “Quả táo nhỏ hơn”, “Quả táo to hơn” (2 lần, nói nhấn mạnh quả táo to hơn).
Bước 2: Giáo viên yêu cầu trẻ chỉ/lấy quả táo to hơn “Quả táo to hơn đâu?” hoặc “Chỉ quả táo to hơn?” (Thay đổi vị trí quả táo).
–  Bước 3: Sau mỗi lần trẻ chỉ/lấy quả táo to hơn, giáo viên gợi nhắc “quả táo …” (chờ đợi trẻ 3-5s). Nếu trẻ trả lời đúng thì giáo viên khen ngợi trẻ, trẻ trả lời chưa đúng thì giáo viên chỉ và nhắc lại “quả táo to hơn” và yêu cầu trẻ nhắc lại. (2 lần)
– Bước 4: Giáo viên chỉ/đưa vào quả táo to hơn và hỏi “Quả táo này như thế nào?”
Bước 5: Giáo viên nhận xét và khen ngợi, chuyển hoạt động Giáo viên thực hiện tương tự với hình tròn.
   
Hoạt Động 3: Tô màu hình ảnh có kích thước to hơn– Bước 1:  Giáo viên giới thiệu phiếu học tập và nêu yêu cầu “Trên phiếu học tập, cô có các hình ảnh có kích thước to hơn và kích thước nhỏ hơn. Nhiệm vụ của Linh chi là nhìn hình ảnh và dùng bút màu tô hình có kích thước to hơn” (2 lần).
– Bước 2: Giáo viên làm mẫu 1 hình ảnh sau đó hướng dẫn trẻ lựa chọn hình ảnh có kích thước to hơn để tô màu (Giáo viên nhắc nhở trẻ tô màu cẩn thận).
– Bước 3: Giáo viên yêu cầu trẻ thực hiện hoat động (hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn).
Bước 4: Giáo viên nhận xét và khen ngợi (trưng bày sản phẩm của trẻ lên bảng), chuyển hoạt động.
   
Hoạt động 4: Trò chơi “Nhanh chân nhanh mắt”– Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi và luật chơi.
+ Tên trò chơi: Nhanh chân nhanh mắt
+ Luật chơi: Người chơi đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh “bắt đầu” người chơi quan sát và đi theo đường to hơn để di chuyển đến vị trí lấy đồ vật to hơn, sau đó đi theo đường mũi tên để đặt vào khay/hộp to hơn. Khi hoàn thành đúng 6 đồ vật, người chơi được nhận phần thưởng.
– Bước 2:  Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn trẻ thực hiện.
– Bước 3: Giáo viên và trẻ chơi (có hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn).
Bước 4: Kết thúc và khen thưởng trẻ. (Giáo viên cho trẻ chỉ và gọi tên 2-3 đồ vật có kích thước to hơn)
   
Củng cố và dăn dòGiáo viên nhắc lại tên bài học và yêu cầu trẻ nói theo.
Giáo viên nhận xét tiết học.
– Giáo viên dặn dò trẻ ôn bài ở nhà.  
   

Một số lưu ý:

  • Giáo viên nói chậm, nói rõ yêu cầu
  • Thường xuyên khích lệ, khen thưởng trẻ.
  • Tổ chức thêm các hoạt động để trẻ được luyện tập trong các môi trường khác nhau.
  • Chú trong trong việc chuyển giao giữa các hoạt động.

Trên đây là giáo án mầm non bài học nhận biết kích thước to nhỏ của viện phát triển công nghệ giáo dục đặc biệt đạt tiêu chuẩn và đã được áp dụng vào thực tế. Chúc giáo viên và các con có buổi học vui vẻ, hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *