Bài dạy Nhận biết con cá | Giáo án mầm non

Nhận biết con cá là một kỹ năng quan trọng cho trẻ nhỏ được các giáo viên mầm non hướng dẫn bằng hình ảnh, trò chơi, tương tác thông qua đồ dùng học tập con cá, con tôm hoặc trải nghiệm thực tế. Để có một bài giảng hay thì bài viết này sẽ giới thiệu cho bài dạy nhận biết con cá để các cô tham khảo.

Xem thêm:

Mục tiêu bài học

Sau khi được hướng dẫn, làm mẫu, hỗ trợ bằng thẻ tranh, lời nói và thể chất, trẻ có thể biết:

  • Chỉ, lấy, gọi tên con cá theo yêu cầu.
  • Trẻ thực hiện một số yêu cầu đơn giản.
  • Tập trung chú ý tích cực tham gia hoàn thành các nhiệm vụ.
  • Trẻ hợp tác tham gia các hoạt động.
  • Biết yêu quý các loài động vật.

Đồ dùng chuẩn bị

  • Thẻ tranh con cá, cua, ốc
  • Thẻ quản lí hành vi:
  • Dải hoạt động theo teach
  • Con cá (vật thật)
  • Chậu nước
  • Ghế
  • Hạt gạo
  • Hạt nhỏ cho cá ăn
  • Chậu
  • Băng dính hai mặt

Hoạt động dạy học bài: Nhận biết con cá

Giáo án mầm non: NHẬN BIẾT CON CÁ
Giáo án mầm non: NHẬN BIẾT CON CÁ

Các đối tượng học tập:

  1. Trẻ đã hoàn thành (không hỗ trợ)
  2. Trẻ cần sự hỗ trợ (hỗ trợ 1 phần)
  3. Trẻ chưa thực hiện được (hỗ trợ hoàn toàn)

Độ tuổi: 3-4 tuổi

Thời gian: Khoảng 30-45 phút

Thời gianHoạt động của côHoạt động của trẻ
3 phútGiáo viên (GV) Ổn định, gây hứng thú
– Quy định hành vi của trẻ bằng thẻ tranh hành vi: Ngồi khoanh tay, mắt nhìn cô, tai lắng nghe cô nói, giữ trật tự.
– Khởi động, gây hứng thú và giới thiệu bài mới
+ Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Con cá vàng bơi”  
“Vừa rồi, cô và A cùng nhau chơi trò chơi rất thú vị. Con có thích không nào? Ngày hôm nay cô và con cùng nhau tìm hiểu về con cá và tham gia nhiều trò chơi thú vị nữa nhé!”
– Trẻ quan sát, lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ tham gia hoạt động cùng cô  
2. Nội dung bài học
  10 phútHoạt động 1: Nhận biết con cá * Nhận biết con cá qua vật thật
– Bước 1: GV cho trẻ quan sát và giới thiệu “Đây là con cá – Cá” và yêu cầu trẻ nhắc lại.
– Bước 2: GV cùng trẻ vớt cá và yêu cầu trẻ chỉ vào con cá.
– Bước 3: GV đưa ra câu hỏi “Con gì đây?” và chờ đợi 5-10s cho trẻ trả lời ( hỗ trợ, gợi nhắc khi cần thiết)
– Bước 4: Nhận xét và khen ngợi
=> Tổng kết và yêu cầu trẻ nhắc lại.

* Nhận biết con cá qua thẻ tranh
– Bước 1: GV đưa thẻ tranh ngang tầm mắt trẻ và giới thiệu “Cá – con cá” cho trẻ quan sát
– Bước 2: GV yêu cầu trẻ chỉ thẻ tranh con cá (có hướng dẫn- hỗ trợ khi cần thiết)
– Bước 3: + GV yêu cầu trẻ lấy thẻ tranh con cá. + GV yêu trẻ lấy thẻ tranh theo lựa chọn 1 trong 2, 1 trong 3 (tranh cá, cua, ốc)
– Bước 4: GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
– Trẻ quan sát      
– Trẻ lắng nghe và thực hiện yêu cầu
– Trẻ lắng nghe và trả lời      
– Trẻ lắng nghe
————-
– Trẻ quan sát      
– Trẻ chỉ theo yêu cầu      
– Trẻ lấy theo yêu cầu  
– Trẻ lấy theo lựa chọn    
– Trẻ lắng nghe và nhắc lại.
 Hoạt động 2: Tạo hình con cá yêu thích
– Bước 1: GV cho trẻ quan sát bức tranh tạo hình mẫu và hướng dẫn trẻ thực hiện “A ơi, cô có một bức tranh tạo hình con cá bằng hạt gạo rất đáng yêu này. Bây giờ cô cùng A dùng hạt gạo để tạo hình con cá này nhé! Đầu tiên, con lấy hạt gạo đặt lên sao cho kín con cá. Vậy là chúng ta đã có một bức tranh con cá thật đẹp rồi.”
– Bước 2: Trẻ chủ động thực hiện hoạt động (giảm hỗ trợ khi cần thiết)
– Bước 3: GV nhận xét và khen ngợi
– Trẻ quan sát


– Trẻ thực hiện
   
– Trẻ lắng nghe
 Hoạt động 3: Trò chơi “Cho cá ăn”
– Bước 1: GV giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi “Bây giờ, cô và A cùng tham gia một trò chơi nhé. Trò chơi có tên là “Cho cá ăn.” Ở đằng kia có một bạn cá đang rất đói bụng và không tìm được đường về nhà. A hãy giúp cô mang thức ăn bước qua hàng ghế đến chỗ bạn cá đang bơi và cho bạn cá ăn để bạn có sức bơi về nhà nhé! ”
– Bước 2: GV cùng trẻ tham gia trò chơi (GV giảm dần sự hỗ trợ đến khi trẻ thực hiện được)
– Bước 3: Trẻ chủ động tham gia trò chơi (hỗ trợ khi cần thiết)
– Bước 4: Nhận xét và khen ngợi
– Trẻ quan sát lắng nghe    
– Trẻ tham gia trò chơi      
– Trẻ tham gia trò chơi    
– Trẻ lắng nghe
10 phútCủng cố – GV nhắc lại bài học – Nhận xét, khen ngợi và thưởng cho trẻ  Trẻ lắng nghe

Trò chơi củng củng cố kiến thức

Ngoài bài giảng được giới thiệu như trên, các giáo viên có thể tổ chức các trò chơi, bài tập để cho trẻ nhận biết con cá và ghi nhớ lấu hơn.

Nhiều hoạt động thú vị cho các con khám phá con cá
Nhiều hoạt động thú vị cho các con khám phá con cá

Ví dụ như:

Vẽ và tô màu

Cho trẻ một số bức tranh trống của con cá và một số bút màu. Hướng dẫn trẻ vẽ và tô màu theo ý thích của mình. Trong quá trình này, bạn có thể nhắc nhở trẻ về các đặc điểm của con cá mà họ đã học, chẳng hạn như hình dạng, màu sắc, vây, và vây đuôi.

Trò chơi nhận biết

Chơi một trò chơi nhận biết con cá. Đặt trước mặt trẻ một số hình ảnh hoặc bức tranh của các loại cá và yêu cầu trẻ chỉ ra loại cá cụ thể khi bạn nêu tên. Điều này giúp trẻ áp dụng kiến thức đã học và cải thiện khả năng nhận biết.

Sáng tạo từ vật liệu tái chế

Cho trẻ một số vật liệu tái chế như hộp carton, giấy màu, và một số phụ kiện như mắt nhồi bông, nút, và keo. Khuyến khích trẻ tạo ra các mô hình cá bằng cách sáng tạo từ vật liệu này. Trong quá trình này, Giáo viên có thể thảo luận với trẻ về các đặc điểm của cá và cách mô hình của họ phù hợp với các đặc điểm đó.

Trên đây Tingenz đã chia sẻ giáo án mầm non với bài học ” Nhận biết con cá “, Mong rằng các giáo viên sẽ tổ chức cho trẻ một buổi học vui vẻ và hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *