Giáo án phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ

Giáo án phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ được rất nhiều giáo viên, phụ huynh quan tâm. Đặc biệt trong thời buổi ngày nay tỷ lệ trẻ khuyết tật trí tuệ có sự gia tăng nhanh chóng và nhiều hơn. Tingenz.com xin chia sẻ giáo án chi tiết này cho các giáo viên tham khảo.

>>> XEM THÊM:

Giáo án bài giảng chi tiết:

Giáo án phát triển ngôn ngữ và giáo tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ
Giáo án phát triển ngôn ngữ và giáo tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ

I. Tìm hiểu thông tin, mức độ chức năng hiện tại của trẻ.

a. Thông tin chung của trẻ:

– Họ và tên trẻ: H.N.H

– Ngày, tháng, năm sinh: 08/06/2016

– Ngày, tháng, năm đánh giá: 25/03/2023

– Tuổi thực của trẻ: 6 tuổi, 9 tháng (81 tháng)

b. Tiểu sử của trẻ:

– Cháu là con thứ hai trong gia đình, trên cháu là một chị gái 16 tuổi. Mẹ mang thai và sinh cháu lúc 34 tuổi. Mẹ mang thai bình thường, cháu được sinh mổ, nặng 2,7 kg. Cháu có khóc ngay tại thời điểm sinh, ngoài ra không có vấn đề nào khác nữa.

– Mọi mốc phát triển của cháu tương đối bình thường. Cháu không có vấn đề về ăn uống, tiêu hóa hay giấc ngủ.

– Gia đình nhận xét là cháu phát triển bình thường, thậm chí đôi khi còn nói những câu rất khôn ngoan. Tuy nhiên một số vấn đề gia đình lo lắng ở cháu là: cháu không hứng thú với việc học tập, kết quả học tập không tốt, trong lớp thường hay loay hoay, khó tập trung vào việc học. Cháu hay làm mất đồ dùng học tập. Cháu cũng hay nổi cáu, không thích người khác hơn mình (VD: nếu thấy bố mẹ khen chị, cháu thường tỏ ra cáu kỉnh. Hoặc mỗi khi làm xong một nhiệm vụ, cháu thường chủ động quay ra nói với bố mẹ: Con thông minh/con giỏi chưa?).

c. Mục đích đánh giá:

– Đánh giá sự phát triển của trẻ.

– Tư vấn phát triển của trẻ, lập kế hoạch giáo dục cá nhân.

d. Kết quả đánh giá và mức độ chức năng hiện tại:

  • Công cụ đánh giá:

– Sử dụng thang đo đánh giá phát triển Kyoto:

+ Thang đánh giá đánh giá mức độ phát triển từ trẻ sơ sinh cho đến khi trưởng thành trên các lĩnh vực: Tư thế vận động, nhận thức – thích ứng, ngôn ngữ xã hội.

+ Kết quả đánh giá việc thực hiện của trẻ được ghi lại với hai tiêu chí đạt (+) và không đạt (-). Sau khi đánh giá tổng hợp kết quả và quy ra điểm chuẩn sẽ cho ra mức độ phát triển hiện tại của trẻ (tuổi phát triển)

+ Chỉ số phát triển (DQ) được tính bằng: Tuổi phát triển/Tuổi thực × 100. Chỉ số phát triển trung bình DQ = 85 – 115. DQ sẽ cho thấy trẻ ở mức phát triển mức trung bình, trung bình hay chậm phát triển.

  • Kết quả:
Lĩnh vực phát triểnĐiểmTuổi phát triển (DA)Chỉ số phát triển (DQ)
Tư thế vận động  (P-M)8465 tháng ( 5 tuổi 6 tháng)80.3
Nhận thức thích ứng ( C-A)292  50 tháng ( 4 tuổi 2 tháng)61.7
Ngôn ngữ xã hội ( L-S)16249 tháng ( 4 tuổi 1 tháng)60.5
Tổng các lĩnh vực53849 tháng ( 4 tuổi 1 tháng)60.5

* Qua kết quả trên cho thấy:

Tuổi thực của cháu vào thời điểm kiểm tra là 6 tuổi 9 tháng, tuy nhiên kết quả tại thời điểm kiểm tra cho thấy khả năng phát triển của cháu chậm hơn so với lứa tuổi, chỉ đang tương đương với trẻ 4 tuổi 1 tháng (chậm hơn so với tuổi thực là 2 năm 8 tháng). Chỉ số phát triển (DQ) cho thấy cháu đang ở vùng chậm phát triển mức độ nhẹ.

Các kết quả cụ thể như sau:

1) Lĩnh vực Tư thế – Vận động (P-M): tương đương với sự phát triển của trẻ 5 tuổi rưỡi.

2) Lĩnh vực Nhận thức – Thích ứng (C-A): tương đương với sự phát triển của trẻ 4 tuổi 2 tháng.

3) Lĩnh vực Ngôn ngữ – Xã hội: tương đương với sự phát triển của trẻ 4 tuổi 1 tháng.

* Nhận xét chung:

Như vậy, kết quả kiểm tra cho thấy, cháu đang ở vùng chậm phát triển mức độ nhẹ so với tuổi thực. Ngoài ra, tại thời điểm kiểm tra, qua những hành vi, phản ứng của cháu cho thấy, cháu có một số vấn đề cần hỗ trợ như: khả năng diễn đạt còn hạn chế (chưa biết vận dụng trả lời các câu hỏi đòi hỏi sự phán đoán, tư duy lô gic), có sự phân tán/giảm chú ý trong khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, khả năng nhận thức chưa đạt yêu cầu so với lứa tuổi (cả về viết, đọc và tính toán).

II. Giáo án cá nhân tiết dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ H

a) Thông tin chung của trẻ và kết quả đánh giá:

  • Họ và tên: H.N.H
  • Ca học can thiệp: 4 ca/tuần (thứ 2,3,4,6)
  • Kết quả đánh giá theo thang Kyoto scale kết quả ngày 25/03/2023: Về ngôn ngữ xã hội, trẻ H đạt 162 điểm – tương ứng tuổi phát triển (DA) là 49 tháng ( 4 tuổi 1 tháng) – chỉ số phát triển (DQ) là 60.5, như vậy ở lĩnh vực Ngôn ngữ – xã hội, trẻ H chậm phát triển mức độ nhẹ
  • Với các nội dung kiểm tra dành cho trẻ dưới 4 tuổi, cháu hầu như Đạt yêu cầu ở các nôi dung, trừ một số nội dung như: xếp 4 khối gỗ, chọn đúng số lượng theo yêu cầu.
  • Với các nội dung kiểm tra dành cho trẻ từ 4-5 tuổi, cháu thực hiện được một số nội dung như Nhắc lại chuỗi 4 số, phân biệt đúng bên trái phải của bản thân, giải thích II, đếm khái quát số ngón tay cả ở hai bàn tay, cộng dưới 5
  • Hạn chế trong lĩnh vực ngôn ngữ xã hội: Với nội dung kiểm tra dành cho trẻ 5-6 tuổi, cháu hoàn toàn không Đạt yêu cầu

b) Giáo án cá nhân cho trẻ H

Giáo án phép cộng trong phạm vi 6

  • Tên bài: Phép cộng  trong phạm vi 6
    Giáo viên: Nguyễn Trà Ly
  • Họ và tên trẻ: H. N. H
  • Tuổi: 6 tuổi 9 tháng
  • Thời gian: 45 phút
  • Mục tiêu:
  • Học sinh biết cất và thu dọn bàn ghế
  • Tập tring lắng nghe trong tiết học
  • Biết lấy và cất file bài tập
  • Biết chào cô khi kết thúc tiết học
  • Đọc được các số trong phạm vi 6: 1, 2, 3, 4, 5, 6
  • Đếm số nam châm và đọc số nam châm tương ứng
  • Thực hiện đúng các phép toán trong phạm vi 6
  • Hoàn thành được 50-60% bài tập điền khuyết
  • Chuẩn bị
  • Bảng, phấn, bút chì, thước, nam châm
  • Giấy A4 viết bài tập
  • Bảng tích thưởng
  • Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Ổn định (3p)
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
– Giáo viên viết các số chấm lên bảng phía cột bên tay trái, cột bên tay phải viết các số trong phạm vi 5.      
– Giáo viên nhận xét
3. Bài mới: (32p)
a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài mới “Phép cộng trong phạm vi 6” – Giáo viên viết bảng.
b. Bài học:
*Hoạt động 1: Tính
– Gv viết 2 phép tính lên bảng và phát cho H 1 tờ A4 – Giáo viên thực hiện phép tính:  
+) “H nhìn lên bảng, cô có phép tính 4+2 = . Số 4 tương ứng với 4 nam châm, cô gắn xuống đây. Số 2 tương ứng với 2 nam châm cô gắn xuống đây. Tổng số nam châm cô có là..” và gọi học sinh đứng lên đếm số nam châm và cô viết phép tính   
+) Điền số tương ứng “như vậy 6 nam châm tương ứng với số mấy?”
– Viết 4 phép tính lên bảng và cho học sinh thao tác   
+) 1+5=   
+) 2+4=   
+) 3+3=   
+) 4+2=
– Giáo viên gọi học sinh lên bảng thực hiện phép tính  
+) H lên đọc các phép tính cô vừa viết lên bảng (hỗ trợ lấy nam châm để ghép tương ứng với số có trong phép tính)
+)  Cùng H đếm số nam châm tương ứng với số trong phép tính, cô hỏi H tổng phép tính rồi cùng lấy nam châm đính vào ( tích điểm cho mỗi câu trả lời đúng)
* Hoạt động 2: Tính
–  Gv viết các phép tính trên bảng với 2 mức độ. Bảng bên trái là các phép tính trong phạm vi 6, bảng bên phải là các phép tính trong phạm vi 5
–  Gọi học sinh lên thực hiện không có sự hỗ trợ của nam châm
– Cho học sinh đọc lại phép tính và kết quả: “Từ cột bên trái:  1+4 =,…. Sau đó đọc sang cột bên phải: 2+3 =” ( tích điểm cho mỗi câu trả lời đúng)
*  Giải lao giữa giờ:
–  Giáo viên cho học sinh đứng tại chỗ nhảy theo bài hát “Clap clap cha cha cha”  
*  Hoạt động 3: Điền khuyết
–  Gv viết các phép toán lên bảng:
+ 3 = 6  
– Cho học sinh thực hiện từng phép toán
–  Phát giấy a4 cho H  
+) Cho H đọc lại từng phép toán có trong giấy A4 đã phát  
+) Cùng H làm bài tập có trong giấy A4 (hỗ trợ sử dụng nam châm rồi giảm dần mức độ)
( tích điểm cho mỗi câu trả lời đúng)
4. HĐ kết thúc tiết học
–   Cho học sinh đọc lại kết quả các phép toán
–   Đếm số sticker đã đạt được trong bảng tích thưởng (khen thưởng nếu số stiker trên 5, dưới 5 thì nhắc H cố gắng trong lần sau)
–  Tổng kết “Như vậy chúng ta đã vừa được học các phép cộng trong phạm vi 6”
–  Dặn học sinh về nhà làm bài tập –  Cho học sinh thu dọn bàn ghế
–  Chào học sinh, kết thúc tiết dạy: “Cô chào H”
– Hát vui  
– H thực hiện vào giấy A4              
– H nhận giấy        
– H nhận giấy  
– H thao tác trên giấy cô phát      
– H trả lời “6 ạ”  
– Học sinh thực hiện theo yêu cầu  
– Học sinh thực hiện theo yêu cầu  
– H đếm cùng cô và trả lời “6”          
–  H làm lần lượt từng bảng phải và trái  
– H đọc lại từng con số và kết quả phép tính  
–  Đứng tại chỗ thực hiện động tác như cô           
– Học sinh thực hiện                
– Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên            
– Con chào cô    
– Học sinh làm bài độc lập (có thể có hỗ

Trên đây là một giáo án phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ chi tiết, đã được áp dụng vào thực tế và đạt hiệu quả cao. Mong rằng đây là tài liệu chất lượng cho các giáo viên, phụ huynh tham khảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *