Giáo án nhận biết hôm qua hôm nay ngày mai

Nhận biết hôm qua hôm nay ngày mai là bài học được nhiều giáo viên, phụ huynh quan tâm để dạy cho các bé 5-6 tuổi. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết giáo án giảng dạy cho các bé về nhận biết thời gian và những kỹ năng cần thiết liên quan.

>>> XEM THÊM:

Mục tiêu bài dạy

Sau khi học bài về nhận biết hôm qua, hôm nay, ngay mai này, các em học sinh lớp 1 có khả năng:

  • Sử dụng được các từ hôm qua, hôm nay, ngày mai trong giao tiếp.
  • Diễn đạt theo mẫu:
    • Hôm qua là thứ hai, hôm nay thứ ba, ngày mai thứ tư.
    • Hôm qua / hôm nay / ngày mai lớp ta học bài …
Nhận biết thời gian là bài học quan trọng với trẻ
Nhận biết thời gian là bài học quan trọng với trẻ

Chuẩn bị giáo cụ học tập

Để bài học trở nên sinh động dễ hiểu, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ giáo cụ học tập là:

  • 3 tờ lịch (lịch lốc) của ngày hiện tại, ngày hôm trước và ngày hôm sau.
  • Mỗi cá nhân học sinh chuẩn bị giấy và sáp màu để vẽ.

Các bước tiến hành

Hoạt động bài học được chia thành 3 phần: mở đầu hội thoại, phát triển hội thoại và kết thúc hội thoại.

Mở hội thoại

Giáo viên treo tờ lịch ngày hiện tại lên bảng, hỏi học sinh các câu hỏi: “Đây là gì?”; “Thứ mấy?”. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên giới thiệu theo mẫu: “Đây là tờ lịch hôm nay. Hôm nay là thứ ba’.

Phát triển hội thoại

Hoạt động 1:

Giáo viên đặt câu hỏi: ‘trước thứ ba là thứ mấy?”. Sau khi một số học sinh trả lời, yêu cầu một em chọn đúng tờ lịch ngày thứ hai để treo trước tờ lịch ngày thứ ba ở trên bảng.

Hỏi bé về thời gian để bé làm quen
Hỏi bé về thời gian để bé làm quen

Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: “sau thứ ba là thứ mấy?”. Sau khi một số học sinh trả lời, yêu cầu một số học sinh treo tờ lịch ngày thứ tư sau tờ lịch ngày thứ ba.

Giáo viên giới thiệu: “Ngày trước hôm nay là hôm qua; ngay sau hôm nay là ngày mai”.

Yêu cầu một số học sinh lên bảng lần lượt chỉ đúng tờ lịch hôm qua hôm nay và ngày mai, sau đó diễn đạt theo mẫu: “Hôm qua là thứ hai, hôm nay thứ ba, ngày mai thứ tư”.

Hoạt động 2:

Yêu cầu học sinh lấy vở/sách môn Tiếng Việt ra, hỏi các em: ‘hôm qua lớp ta học bài gì?”, sau khi học sinh trả lời, tiếp tục yêu cầu lấy sách/vở một vài môn học khác để hỏi và trả lời với câu hỏi tương tự.

Lần lượt hỏi từng học sinh “ngoài việc học, hôm qua em làm gì?”.

Hoạt động 3:

Mỗi học sinh vẽ biểu tượng về một hoạt động được thực hiện ngày hôm qua. Cứ một em vẽ về một hoạt động thực hiện buổi sáng hôm qua thì em bên cạnh vẽ một hoạt động thực hiện buổi chiều hôm qua.

Sau khi học sinh vẽ xong, yêu cầu lần lượt từng em trưng sản phẩm và trình bày trước lớp. Mẫu gợi ý:

+ Sáng hôm qua lớp ta học bài vần ap.

+ Chiều hôm qua em chơi đá bóng.

Hoạt động 4:

Học sinh tiếp tục vẽ biểu tượng về hoạt động ngày hôm nay và ngày mai. Cứ một em vẽ biểu tượng về một hoạt động ngày hôm nay thì em bên cạnh vẽ biểu tượng về hoạt động ngày mai.

Sau khi học sinh vẽ xong, yêu cầu lần lượt từng em trưng sản phẩm và trình bày trước lớp. Mẫu gợi ý:

+ Hôm nay lớp ta học toán bài số 7.

+ Ngày mai lớp ta học toán bài số 8.

Kết thúc hội thoại

Cho 3 em một lên đứng thành hàng ngang trước lớp. Lần lượt mỗi em nói một câu theo mẫu:

+ Hôm qua là thứ hai

+ Hôm nay thứ ba

+ Ngày mai thứ tư

Giáo viên tổ chức nhận xét về bài học với câu hỏi: Hôm nay bạn nào trình bày tốt? Sau đó giáo viên tuyên dương các học sinh tích cực và tổng kết và dặn dò sau bài học

Trên đây, Tin Gen Z vừa chia sẻ cho các giáo viên, phụ huynh giáo án nhận biết hôm qua hôm nay ngày mai để tham khảo và áp dụng sao cho phù hợp với học sinh của mình. Bài dạy này đã được áp dụng vào thực tế và đạt hiệu quả cao trong giảng dạy nên các giáo viên yên tâm áp dụng. Chúc cô trò có buổi học vui vẻ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *