PTGT: Giáo án bài dạy về thời tiết cho trẻ lớp 1

Thời tiết là bài giảng quan trọng và rất đời thường trong cuộc sống hàng ngày nên trẻ sẽ hứng thú và trực quan với những thông tin này. Bài viết này, sẽ chia sẻ cho bạn giáo án bài dạy về thời tiết trong bộ môn phát triển giáo tiếp dành cho trẻ. Chúng ta cùng xem chi tiết ở bên dưới nhé!

>>> XEM THÊM:

Mục tiêu bài học

Sau bài học xong bài về chủ đề thời tiết này thì, học sinh lớp 1 có khả năng:

– Sử dụng được các từ ngữ về thời tiết: nắng, mưa, bão, lũ lụt, nóng, lạnh, ấm.

Các hình ảnh minh họa về thời tiết
Các hình ảnh minh họa về thời tiết

– Hỏi và trả lời theo mẫu: “Hôm qua/hôm nay trời/thời tiết thế nào?” “Hôm qua/hôm nay trời nắng/mưa, nóng/lạnh”.

Chuẩn bị giáo cụ

Để bài học thêm phần trực quan, sinh động dễ giải thích cho các bé hiểu thì chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ giáo cụ sau:

– Tranh minh họa về bão và lũ lụt.

– Tranh ảnh và/hoặc biểu tượng về: nắng, mưa, nóng, lạnh, ấm, mát.

– Tờ lịch (lịch lốc) ngày hiện tại và ngày hôm trước;

– Mỗi cá nhân học sinh chuẩn bị giấy và sáp màu để vẽ.

Hoạt động bài học về thời tiết

Hướng dẫn trẻ các hoạt động về thời tiết
Hướng dẫn trẻ các hoạt động về thời tiết

Mở hội thoại

Cho lớp ra đứng ngoài hiên quan sát thời tiết sau đó trở vào lớp trao đổi với câu hỏi: “Hôm nay trời/thời tiết như thế nào?”, “Em cảm thấy như thế nào?” (nóng / lạnh / ấm / mát?).

Phát triển hội thoại

Hoạt động 1:

– Giáo viên treo tranh biểu tượng trời nắng, hỏi học sinh “đó là tranh gì?’ (nắng /trời nắng); “trời nắng ta cảm thấy thế nào?” (nóng hoặc ấm nếu là mùa đông hoặc mùa xuân).

– Giáo viên giới thiệu tranh biểu tượng nóng và ấm bên cạnh tranh biểu tượng trời nắng.

– Tiếp tục treo tranh biểu tượng trời mưa, hỏi học sinh những câu hỏi tương tự; sau đó giới thiệu và gắn các tranh biểu tượng mát và lạnh bên cạnh tranh trời mưa.

Hoạt động 2:

– Giáo viên dán tờ lịch ngày hiện tại lên bảng và hỏi học sinh: “đây là lịch ngày nào?”.

– Yêu cầu một số học sinh lên bảng, chọn đúng tranh biểu tượng thời tiết và dán vào bên cạnh. Sau đó diễn đạt câu tương ứng với tranh vừa dán. (Mẫu: hôm nay trời mưa / hôm nay trời lạnh).

Hoạt động 3:

– Giáo viên dán tờ lịch ngày hôm trước bảng và hỏi học sinh: “đây là lịch ngày nào?”.

– Yêu cầu một số học sinh lên bảng, chọn đúng tranh biểu tượng thời tiết và dán vào bên cạnh. Sau đó diễn đạt câu tương ứng với tranh vừa dán. (Mẫu: Hôm qua trời nắng / hôm qua trời nóng).

Hoạt động 4:

– Chia học sinh thành các nhóm 3 – 4 em, yêu cầu một nửa số nhóm tự vẽ các biểu tượng về thời tiết ngày hôm qua; một nửa số nhóm còn lại vẽ các biểu tượng về thời tiết hôm nay. Các nhóm vẽ xong tự sắp xếp, trưng bày các hình biểu tượng trên bàn của nhóm mình.

– Cho lớp lần lượt đi tham quan sản phẩm của từng nhóm. Đến nhóm nào, giáo viên lần lượt hỏi từng em trong nhóm đó câu hỏi: “Hôm qua/hôm nay, trời/thời tiết như thế nào?”

Hoạt động 5:

Giới thiệu thêm tranh và từ bão và lũ lụt:

– Giáo viên treo tranh trời bão lên, trao đổi với học sinh những câu hỏi: “tranh vẽ gì?” (bão, trời bão, cơn bão); “thời tiết như thế nào?” (gió mạnh, mưa to, cây đổ,…)

– Tiếp tục treo tranh lũ lụt và trao đổi với học sinh: “tranh vẽ gì?’’, “lũ lụt thì sẽ như thế nào?” (nước ngập ruộng đồng, tràn lên đường, ngập nhà, …)

Kết thúc hội thoại

Yêu cầu 2 em một lên hỏi đáp với nhau về thời tiết hôm qua và hôm nay.

Ví dụ Mẫu:

+ A: Hôm qua trời/thời tiết thế nào?

+ B: Hôm qua trời mưa.

+ A: Hôm nay trời/thời tiết thế nào?

+ B: Hôm nay trời nắng

Giáo viên tổ chức nhận xét về bài học:

+ Nhóm nào hôm nay trình bày tốt?

+ Bạn nào hôm nay trình bày tốt? Những bạn nào có tiến bộ?

Giáo viên tổ chức tổng kết, tuyên dương và dặn dò sau bài học.

Trên đây, Tingenz.com vừa chia sẻ giáo án bài học về chủ đề thời tiết cho các bé  học sinh lớp 1. Bài giảng đã được áp dụng trong thực tế và đạt hiệu quả cao vì vậy các giáo viên yên tâm để tham khảo áp dụng phù hợp cho học sinh của mình. Chúc cô trò có buổi  học vui vẻ!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *