Bài dạy nhận biết con mèo dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ là quen thuộc được nhiều giáo viên, phụ huynh quan tâm. Bài này, Tingenz.com xin chia sẻ giáo án từ giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề giáo dục đặc biệt và áp dụng thành công trong thực tế. Bạn có thể theo dõi trực tiếp và áp dụng phù hợp đối với học sinh của mình nhé.
>>>> XEM THÊM:
- BẢNG KIỂM NGÔN NGỮ TRONG GIÁO DỤC SỚM
- Giáo án bài đọc Món Quà Quý Nhất (2 tiết)
- Bài dạy nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình
Học sinh: Gia Bảo | Tuổi: 3 tuổi 6 tháng |
Lớp: A3 | Thời gian: 30 phút |
Người soạn: | Người dạy: Nguyễn Thảo Anh |
Dạng khó khăn: Khuyết tật trí tuệ |
ĐẶC ĐIỂM HỌC SINH
Trước khi giảng dạy chúng ta cần hiểu rõ về học sinh để đưa ra giáo án phù hợp nhất.
Điểm mạnh:
Ngôn ngữ nhận thức:
- Thực hiện yêu cầu 1 bước liên quan đến hành động (cất/lấy/đặt/để…)
- Bắt chước phát âm một số nguyên âm: a, u, i, o; từ láy: pa pa, ma ma, ù ù, ú òa, …
Vận động tinh: Trẻ thực hiện tốt một số hoạt động: lồng cột/thả khối/ghép hình đơn mảnh.
Vận động thô: Thực hiện tốt một số hoạt động: tự đi cầu thang, lăn bóng qua lại. Bắt chước một số hoạt động vận động phối hợp tay-mắt.
Kỹ năng xã hội: Giao tiếp mắt khá, vui vẻ hợp tác khi tham gia các trò chơi tương tác.
Kỹ năng phục vụ: Chủ động cất đồ chơi.
Hạn chế:
Ngôn ngữ và nhận thức:
- Chưa nhận biết được các bộ phận trên cơ thể, đồ dùng gia đình, phương tiện giao thông, nghề nghiệp.
- Chưa nói được từ đơn, có một số từ vô nghĩa.
- Chưa thực hiện được yêu cầu 2 bước.
Vận động tinh: Chưa biết tô màu trong khung hình, xâu hạt, ghép hình đơn mảnh/nhiều mảnh cần hỗ trợ. Khó khăn trong thực hiện hoạt động đòi hỏi sự tinh xảo, khéo léo.
Vận động thô: Cần hỗ trợ một phần khi đi thăng bằng. Khó khăn trong một số hoạt động: tung-bắt bóng, đá bóng, bật nhảy tự do,…
Kỹ năng xã hội: Khó khăn trong việc tương tác nhóm, chơi với mọi người xung quanh.
Kỹ năng tự phục vụ: Xúc ăn cần hỗ trợ, chưa biết thể hiện nhu cầu khi đi vệ sinh.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi được hướng dẫn, làm mẫu, hỗ trợ bằng hình ảnh và thể chất, trẻ có thể:
- Chỉ, lấy, gọi tên, đặt tương ứng con mèo theo yêu cầu.
- Tập trung chú ý tích cực tham gia hoàn thành các nhiệm vụ.
- Trẻ hợp tác tham gia các hoạt động
- Biết yêu quý, bảo vệ các con vật nuôi
ĐỒ DÙNG
- Bảng ghép số tương ứng
- Thẻ quản lí hành vi
- Thẻ tranh con mèo
- Các loại kẹo: mút, viên XO, ….
- Con mèo
- Mô hình con mèo
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Trẻ hoàn thành (không hỗ trợ)
- Trẻ cần sự hỗ trợ (hỗ trợ 1 phần)
- Trẻ chưa thực hiện được (hỗ trợ hoàn toàn)
Thời gian | Hoạt động của cô | Họat động của trẻ |
---|---|---|
phút | Ổn định, gây hứng thú: Quy định hành vi của trẻ bằng thẻ tranh hành vi: Ngồi khoanh tay, mắt nhìn cô, tai lắng nghe cô nói, giữ trật tự. Khởi động, gây hứng thú và giới thiệu bài mới + Tổ chức cho trẻ hát bài “Rửa mặt như mèo” “Vừa rồi, cô và B cùng nhau hát bài “Rửa mặt như mèo. Trong bài hát có con gì nhỉ?” Đó chính là con mèo. Ngày hôm nay cô và con cùng nhau nhận biết về con mèo nhé!” | Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Trẻ hát cùng cô Trẻ lắng nghe |
10 phút | 2. Nội dung bài học Hoạt động 1: Nhận biết con mèo Nhận biết con mèo qua vật thật Bước 1: GV cho trẻ quan sát và giới thiệu “Đây là con mèo – Mèo” Bước 2: GV nói “Mèo-con mèo” và yêu cầu trẻ chỉ vào con mèo. Bước 3: GV làm mẫu và cho trẻ bắt chước tiếng kêu con mèo (có hỗ trợ, gợi nhắc khi cần thiết) Bước 4: Nhận xét và khen ngợi => Tổng kết và yêu cầu trẻ nhắc lại. *Nhận biết con mèo qua thẻ tranh Bước 1: GV đưa thẻ tranh ngang tầm mắt trẻ và giới thiệu “mèo – con mèo” cho trẻ quan sát Bước 2: GV yêu cầu trẻ chỉ thẻ tranh con mèo (có hướng dẫn- hỗ trợ khi cần thiết) Bước 3: + GV yêu cầu trẻ lấy thẻ tranh con mèo. + GV yêu trẻ lấy thẻ tranh theo lựa chọn 1 trong 2, 1 trong 3 (tranh mèo, gà, chó) Bước 4: GV nhận xét, tổng kết hoạt động “Chúng ta vừa nhận biết con mèo. Con mèo kêu “meo meo” | Trẻ quan sát Trẻ lắng nghe và thực hiện yêu cầu Trẻ lắng nghe và bắt chước Trẻ lắng nghe Trẻ quan sát Trẻ chỉ theo yêu cầu Trẻ lấy theo yêu cầu Trẻ lấy theo lựa chọn Trẻ lắng nghe Trẻ nhắc lại |
5 phút | Hoạt động 2: Tô màu con mèo Bước 1: GV cho trẻ quan sát bức tranh con mèo đã tô màu mẫu. Bước 2: GV hướng dẫn trẻ tô màu theo tranh. Bước 3: Trẻ thực hiện hoạt động theo hướng dẫn của cô (có hỗ trợ khi cần thiết) Bước 4: GV và trẻ xem lại kết quả hoàn thành, nhận xét và khen ngợi trẻ | Trẻ quan sát Trẻ tô màu con mèo Trẻ lắng nghe |
7 phút | Hoạt động 3: Trò chơi “Giải cứu mèo con” Bước 1: GV giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi “Bây giờ, cô và B cùng tham gia một trò chơi nhé. Trò chơi có tên là “Giải cứu mèo con.” Ngày hôm nay bạn Gia Bảo sẽ làm chú cảnh sát giải cứu các bạn mèo con từ bờ sông bên này qua bờ sông bên kia để các bạn mèo con được về nhà sớm với mẹ nhé! Chúng ta sẽ bắt đầu đi từ vạch xuất phát, bò qua cổng bò, giải cứu bạn mèo, bước lên-xuống hàng ghế, đưa bạn mèo về nhà.” Bước 2: GV cùng trẻ tham gia trò chơi (Gv giảm dần sự hỗ trợ đến khi trẻ thực hiện được) Bước 3: Trẻ chủ động tham gia trò chơi (hỗ trợ khi cần thiết) Bước 4: Nhận xét và khen ngợi | Trẻ quan sát lắng nghe Trẻ tham gia trò chơi Trẻ tham gia trò chơi Trẻ lắng nghe |
3 phút | Củng cố GV nhắc lại bài họcNhận xét, khen ngợi và thưởng cho trẻ | Trẻ lắng nghe |
Yêu cầu:
- Trong quá trình học, giáo viên khuyến khích trẻ, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tìm hiểu, khám phá và gọi tên rau-củ
- Khen ngợi trẻ đúng tình huống, tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động
Trên đây là bài dạy nhận biết con mèo dành cho học sinh đặc biệt (KTTT) với nhiều cải tiến phù hợp với từng học sinh. Mong rằng cô trò sẽ có buổi học hiệu quả và vui vẻ!