Trắc nghiệm trí tuệ ở trẻ bằng vẽ hình người GOODENOUGH

Để đánh giá khả năng, trí tuệ của trẻ thì giáo viên và phụ huynh có thể sử dụng phương pháp của Florence Goodennought (nhà tâm lý học về trẻ em) là đánh giá thông qua khả năng vẽ hình người. Phương pháp đánh giá tương đối chính xác về chỉ số IQ, trí tuệ của trẻ được áp dụng từ đầu thế kỷ 21 và được áp dụng rộng dãi trong ngày nay. Bài viết này sẽ chia sẻ 50 chỉ số mục tiêu mà các bé thực hiện vẽ hình người và đưa ra kết qủa.

>>>>>>> XEM THÊM:

50 mục tiêu vẽ hình người Goodenough cho trẻ

Phương pháp đánh giá trí tuệ ở trẻ vẽ hình người rất hiệu quả
Phương pháp đánh giá trí tuệ ở trẻ vẽ hình người rất hiệu quả
  1. Có đầu ( một vòng tròn nhỏ gắn trên một hình khác lớn hơn ở phía dưới ) – 1 đ
  2. Có 2 chân ( Nếu có 1 chân mà có 2 bàn chân gắn vào cũng được ) – 1đ
  3. Có 2 cánh tay ( Nếu chỉ có 1 gạch như ngón tay thì không tính ) – 1 đ
  4. Có thân mình ( Bất kể là hình tròn hay vuông, chữ nhật, que củi …) – 1đ
  5. Chiều dài của thân mình dài hơn chiều ngang ( hình oval cũng được ) – 1đ
  6. Hai vai vẽ rõ ràng ( nếu thân mình là hình tròn hay oval thì không tính ) – 1đ
  7. Tay và chân dính vào một điểm nào đó của thân mình – 1đ
  8. Tay và chân dính vào đúng chỗ ( Nếu vai không rõ thì tay phải ở chỗ của 2 vai) – 1đ
  9. Có cổ ( không kể dài hay ngắn ) – 1đ
  10. Cổ được vẽ đúng vị trí – 1đ
  11. Có mắt, một hay hai mắt ( chỉ cần 2 chấm hay khoanh tròn là đủ ) – 1đ
  12. Có mũi ( chỉ cần một gạch dọc ở giữa 2 mắt ) – 1đ
  13. Có miệng ( chỉ cần 1 vạch ngang ) – 1đ
  14. Mũi và miệng được vẽ bằng hai vạch, miệng thấy rõ môi – 1đ
  15. Có lỗ mũi ( hốc mũi ) -1 đ
  16. Có tóc ( chỉ vài nét vạch bất cứ phía nào trên đầu cũng được ) – 1đ
  17. Tóc vẽ đúng chỗ ( trên nửa vòng đầu ) – 1đ
  18. Có quần áo ( biểu hiện bằng những cái nút áo – hay những cái vạch ngang )
  19. Có 2 thứ y phục ( vạch ngang ở giữa bụng chia ra áo và quần hay váy ) – 1đ
  20. Có áo hay quần ( tượng trưng bằng các vạch ngang hay hình túi, cúc áo ..)không thấy thân mình đằng sau biểu hiện bằng tay áo và ống quần. – 1đ
  21. Các phụ trang được vẽ khá rõ như nón, giày dép, áo, cà vạt, thắt lưng… – 1đ
  22. Bộ đồ biểu hiện nghề nghiệp ( công nhân hay bộ đội) – 1đ
  23. Có ngón tay : Hai bàn tay đều có ngón tay – 1đ
  24. Ngón tay đủ số: Mỗi bàn tay phải có 5 ngón. Nếu chỉ vẽ một bàn tay cũng thế.- 1đ
  25. Cánh tay và ngón tay vẽ đúng: Chiều dài lớn hơn chiều ngang – 1đ
  26. Có sự phân biệt giữa ngón cái và các ngón khác – nếu ngón cái và ngón út vẽ ngắn hơn các ngón kia cũng được 1 điểm – 1đ
  27. Hai bàn tay được vẽ rõ ràng, phân biệt với cánh tay – 1đ
  28. Hai cánh tay ráp khớp với vai, hoặc có khớp nơi cùi chỏ, hoặc cả hai. – 1d
  29. Chân có khớp ở đầu gối, ở háng hay cả 2 nơi này – 1đ
  30. Tỷ lệ của đầu: Đầu không lớn quá ½ thân hình. Không nhỏ hơn 1/10 thân hình.- 1đ
  31. Cánh tay dài bằng thân hình hay dài hơn một chút nhưng không dài quá thân mình – 1đ
  32. Chân không ngắn hơn thân hình và cũng không dài quá 2 lần thân hình. 1đ
  33. Bàn chân và cẳng chân phải có độ dài khác nhau, chiều dài bàn chân phải gấp đôi độ dày của bàn chân, nhưng không quá ngắn. 1đ
  34. Hai chân và 2 cánh tay có kích thước đúng – 1đ
  35. Có vẽ gót chân – 1đ
  36. Phối hợp vận động chung cho cả thân mình bằng nét vẽ bao quanh – 1đ
  37. Có sự phối hợp vận động các khớp – 1đ
  38. Đầu quay nhìn về một hướng ( phải hay trái ) 1d
  39. Có dạng đang bước đi – 1đ
  40. Tay hoặc chân hay cả hai giơ lên – 1đ
  41. Có sự bộc lộ cảm xúc nơi khuôn mặt ( cười hay khóc ) – 1đ
  42. Có vẽ lỗ tai – 1đ
  43. Lỗ tai cân đối và đúng vị trí – 1đ
  44. Có các chi tiết ở mắt: Có lông nheo hay lông mày hoặc cả hai – 1đ
  45. Chiều dài của mắt dài hơn chiều ngang ( Mắt không phải là một cái chấm ) – 1đ
  46. Có chi tiết trong mắt, có con ngươi rõ ràng – 1đ
  47. Có vẽ cằm và trán – 1đ
  48. Cằm vẽ phân biệt với môi dưới – 1đ
  49. Vẽ hình người quay về một phía, có thể chấp nhận việc thấy thân người qua quần áo, vị trí tay chân không chính xác – 1đ
  50. Hình vẽ nhìn về một phía mà không có sự lệch lạc – 1đ

Cách chấm điểm và đánh giá kết quả

Nhiều bé phát hiện ra tài năng hội họa
Nhiều bé phát hiện ra tài năng hội họa

Chỉ chấm điểm các chi tiết, không đánh giá đẹp hay xấu. Mỗi chi tiết (theo các điểm trên) được 01 điểm sau đó cộng thêm 2 điểm thưởng. Như vậy, tối thiểu trẻ phải được 3 điểm và tối đa là 52 điểm. Sau đó ta đối chiếu với Bảng chuẩn để tính ra tuổi trí tuệ (hay tuổi phát triển)

TUỔIĐIỂMTUỔIĐIỂM
3
4
5
6
7
8
03
06
10
14
18
22
9
10
11
12
13
14
26
30
34
38
42
48

Công thức:

IQ = Tuổi phát triển/Tuổi thực x 100

10/12x 100= 83-  Ko KTTT

6/12×100= 50 – KTTT

IQ dưới 70-75 thì được gọi là KTTT

Trên đây, Tingenz.com đã chia sẻ cách trắc nghiệm và đánh giá trí tuệ của trẻ thông qua vẽ hình người Goodenough. Từ đó, giáo viên và phụ huynh có thể biết tương đối về trí tuệ của con cái mình để đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhất. Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *