Có thể thấy bệnh cao huyết áp ngày nay không chỉ còn là vấn đề của người cao tuổi mà còn phổ biến ở cả những người trẻ và trung niên. Với tình hình bệnh cao huyết áp ngày càng trẻ hóa, chúng ta không chỉ cần can thiệp thuốc mà còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống để kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn. Dưới đây, chúng tôi sẽ tiết lộ cho bạn nên uống lá cây gì để hạ huyết áp hiệu quả.
Xem thêm:
- Cây Thạch Anh trị bệnh gì? Những điều cần biết về cây Thạch Anh
- Bạn nên trồng cây gì trước nhà để tránh xui xẻo?
- 5 phút hiểu và học ngay cách xử lý khi bị chóng mặt
- Bấm huyệt chữa đau răng – Hiệu quả gấp 10 lần việc uống thuốc
Tại sao cần phải hạ huyết áp?
Trước khi tìm hiểu nên uống lá cây gì để hạ huyết áp, chúng ta cần hiểu rõ tình trạng cao huyết áp là như thế nào? Huyết áp của chúng ta sẽ luôn thay đổi thông qua các hoạt động và chế độ ăn uống thường ngày. Nếu huyết áp giảm quá mức quy định sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Hơn nữa, huyết áp thấp còn là một bệnh lý tim mạch phổ biến ở những người cao tuổi và đang ngày càng trẻ hóa.
Để biết huyết áp của bạn có thấp hay không, bạn cần phải theo dõi thường xuyên và lưu ý các chỉ số. Nếu huyết áp tâm thu > 130 mmhg và huyết áp tâm trương > 80 mmHg, thì đó là dấu hiệu cao huyết áp.
Người cao huyết áp nên uống lá cây gì để hạ huyết áp?
Thông thường khi huyết áp cao, bạn có thể dùng đến thuốc giúp hạ huyết áp như: thuốc chẹn kênh canxi hoặc ACE hay còn gọi là thuốc ức chế men chuyển. Ngoài việc can thiệp bằng thuốc, bạn còn có thể hạ huyết áp bằng các cây lá từ thiên nhiên.
Cây húng quế
Đứng đầu danh sách này chắc chắn chính là cây húng quế có công dụng hạ huyết áp cực tốt của nó. Trong húng quế có chứa một lượng lớn eugenol. Eugenol là chất chống oxy hóa trên thực vật, khi đi vào cơ thể, nó đóng vai trò như một kênh canxi nên giúp hạ huyết áp và giãn mạch máu rất tốt.
Cây mùi tây
Mùi tây là loài thực vật được dùng nhiều trong ẩm thực phương Đông và phương Tây. Ít ai biết được rằng loài cây này còn đem lại giá trị lớn cho sức khỏe. Trong mùi tây có chứa hợp chất carotenoid và vitamin C. Hợp chất này giúp hạ huyết áp hiệu quả và làm giảm các cholesterol xấu. Ngoài ra, nếu dùng mùi tây thường xuyên sẽ giúp ngăn được canxi đi vào tim và động mạch.
Hạt cần tây
Hạt cần tây cũng là loài thực vật đóng vai trò kênh canxi. Có được trác dụng này là nhờ trồng hạt cần tây có chứa magie, canxi, sắt, mangan và các chất xơ.
Cây vuốt mèo Trung Quốc
Cây vuốt mèo Trung Quốc là loài thực vật được y học cổ truyền dùng để chửa rất nhiều bệnh khác nhau. Trong loài thảo mộc này có chứa chất gọi là Uncaria rhynchophylla, rhynchophylline và hirsutene. Các chất này giúp kích thích mạch máu sản sinh oxit nitric. Nhờ vậy, các mạch máu dược giãn ra và hạ huyết áp.
Rau đắng
Rau đắng là loại thảo mộc được y học Ayurvedic dùng để chữa các bệnh như: stress, cao huyết áp và suy giảm trí nhớ. Tương tự như cây vuốt mèo Trung Quốc, rau đắng cũng giúp các mạch máu giãn ra nhờ sinh oxit nitric. Từ đó, huyết áp ở cả tâm trương và tâm thu được hạ xuống. Đây còn là bài thuốc trị trầm cảm hiệu quả.
Tỏi
Trong tỏi có chứa allicin làm giãn mạch máu và hạ huyết áp. Theo nghiên cứu, khi dùng tỏi, huyết áp tâm thu có thể giảm 8,3 mmHg và huyết áp tâm thu giảm 5,5 mmHg. Hiệu quả này tương đương với việc sử dụng thuốc Atenolol.
Cỏ xạ
Trong cỏ xạ có chứa hợp chất axit rosmarinic – hợp chất giúp ức chế men chuyển (ACE). ACE là hợp chất làm thu hẹp mạch máu và tăng huyết áp. Vì thế, khi ức chế được ACE, mạch máu sẽ được giãn ra và hạ huyết áp.
Không chỉ giúp hạ huyết áp hiệu quả mà cỏ xạ còn giúp hạn chế các chất làm ảnh hưởng xấu đến tim như: cholesterol xấu LDL, cholesterol toàn phần và các chất béo trung tính.
Cây quế
Cây quế là loài dược liệu được y học cổ truyền dùng để điều trị các bệnh về tim. Dùng cây quế với liều lượng hợp lý sẽ giúp giảm huyết áp tâm thu 6,2mmHg và huyết áp tâm trương 3,9mmHg. Khoảng thời gian sử dụng hợp lý để phát huy hết tiềm năng của cây quế là 12 tháng. Vì thế, để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên kiên trì sử dụng nhé.
Gừng
Gừng không chỉ là nguyên liệu để nấu ăn mà còn là dược liệu để trị các bệnh tim mạch và huyết áp. Nếu kiên trì dùng 2 – 4 gram gừng/ngày có thể giúp bạn ngăn ngừa được nguy cơ cao huyết áp. Hơn nữa, gừng còn dễ dàng phối hợp với các món ăn, thức uống khác nên sẽ dễ dùng hơn.
Kết luận
Chắc hẳn qua bài viết trên, bạn đã biết được nên uống lá cây gì để hạ huyết áp. Để tầm soát bệnh cao huyết áp hiệu quả hơn, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn lộ trình chi tiết và khoa học nhé. Các loài dược liệu trên đều giúp hạ huyết áp hiệu quả, nhưng bạn cũng cần tìm hiểu kỹ trước khi dùng để tránh các vấn đề về dị ứng hay tác dụng phụ. Chia sẻ bài viết đến những người thân của mình để phòng và điều trị bệnh cao huyết áp nhé.