Trắc nghiệm này là một dụng cụ nhanh chóng và chính xác để có một số dữ kiện về đối tượng trong quan hệ gia đình, làm cơ sở cho chẩn đoán. Mục đích của trắc nghiệm là phát hiện những vấn đề và xung đột bên trong của trẻ (Trẻ từ 4 tuổi trở lên).
>>>> XEM THÊM:
- Chồng của Dì gọi là gì ở 3 miền Bắc Trung Nam
- Hướng dẫn tạo hình củ cà rốt cho trẻ
- Hướng dẫn cài đặt plugin Popup Maker cho WordPress 2023
I. CÁCH TIẾN HÀNH TRẮC NGHIỆM BẰNG CÂU CHUYỆN BỊA ĐẶT
Đối với trẻ em nhỏ (từ 4 đến 10 tuổi), trắc nghiệm viên nói với trẻ rằng sẽ thuật cho trẻ những câu chuyện và trẻ phải tiếp tục câu chuyện theo ý trẻ. Trẻ có thể nói những gì trẻ nghĩ và trẻ nghĩ như thế nào thì đúng như thế đó.
Đối với trẻ lớn hơn (trên 10 tuổi), thì trắc nghiệm viên nói với trẻ đây là một trò chơi về óc tưởng tượng. Vì là mọi trò chơi vẽ theo óc tưởng tượng nên em có thể nói tất cả những gì em nghĩ. Nói em có thể nghĩ khác nhau, nhưng tất cả đều đúng cả.
Trắc nghiệm viên thuật những câu chuyện một cách trực tiếp, sinh động, nhưng phải làm sao đừng ảnh hưởng đến câu trả lời của đối tượng.
II. 10 CÂU CHUYỆN BỊA ĐẶT THUẬT CHO ĐỐI TƯỢNG
1. CÂU CHUYỆN CON CHIM:
Một con chim cha, một chim mẹ và chim con của họ nằm ngủ trong tổ, trên một cành cây. Bỗng chốc, có một cơn gió thổi đến làm rung rinh cành cây và tổ chim bị rơi xuống đất. Gia đình nhà chim nằm ngủ trong tổ bị đánh thức bất thình lình, chim bố bay qua một cây khác, chim mẹ bay sang một cây khác nữa. Còn chim con thì nó làm sao? Nó đã biết bay rồi mà.
2. CÂU CHUYỆN KỶ NIỆM ĐÁM CƯỚI
Một hôm cha và mẹ làm kỷ niệm đám cưới. Cha và mẹ rất thương nhau và làm một cái lễ thật vui vẻ. Đang buổi tiệc, đứa con đứng lên và đi ra vườn một mình. Tại sao vậy?
3. CÂU CHUYỆN CON DÊ CON ( CON CHÓ CON):
Một dê mẹ và một dê con mỗi ngày dạo chơi trên cánh đồng cỏ, suốt ngày dê con nhảy nhót xung quanh dê mẹ. Chiều chiều dê mẹ đều cho dê con bú sữa ấm ngon mà dê con rất thích. Một ngày nọ, người ta mang đến chỗ dê mẹ một con dê con khác đang khát sữa để dê mẹ cho nó bú. Nhưng dê mẹ không đủ sữa cho cả hai dê con, nên dê mẹ nói với dê con của mình: “Con ơi! Mẹ không đủ sữa cho cả hai, nên con hãy đi tìm cỏ tươi mà ăn đi…” Vậy dê con sẽ làm gì?
4. CÂU CHUYỆN ĐÁM MA:
Có một đám ma đang đi trên đường làng và nhiều người hỏi: “Ai chết đấy?”. Người ta trả lời: “Ấy là một người trong gia đình ở cái nhà kia”. Vậy ai đó? ( Có thể cái người trong gia đình: cha mẹ, anh chị em, con cái…)
5. CÂU CHUYỆN SỢ HÃI:
Có một đứa nhỏ nói âm thầm một mình: “Ôi tôi sợ quá!”. Vậy nó sợ cái gì?
6. CÂU CHUYỆN CON VOI:
Một đứa nhỏ có một đồ chơi là một con voi nhỏ mà nó thích lắm, vì con voi rất lịch sự với cái vòi thật dài của nó. Ngày nọ, khi đi dạo chơi về, đứa nhỏ vào phòng của nó và thấy con voi có gì đổi khác. Vậy cái gì đổi khác trên con voi? Tại sao con voi lại đổi khác?
7. CÂU CHUYỆN MÓN ĐỒ NẶN:
Một đứa nhỏ nặn được một vật bằng đất sét ( một cái tháp) mà nó cho rằng thật đẹp, thật đẹp. Nó sẽ làm gì với vật đó? Mẹ nó bảo cho mẹ. Nó hoàn toàn được tự quyết định cho hay không. Vậy nó có cho không?
8. CÂU CHUYỆN CUỘC DẠO CHƠI VỚI MẸ HAY CHA:
Một đứa con trai ( hay một đứa con gái) vui vẻ dạo chơi trong rừng một mình với mẹ nó ( hay là cha nó, nếu là đứa con gái). Họ rất thích thú được cùng nhau vui đùa.
Khi vẽ, nhìn đứa con trai thấy gương mặt của nó thay đổi khác thường. Tại sao vậy?
(Nếu là đứa con gái, khi về nhà, đứa con gái thấy gương mặt mẹ nó thay đổi khác thường. Tại sao vậy?)
9. CÂU CHUYỆN TIN MỚI:
Một đứa nhỏ đi học vẽ (đi chơi về), mẹ nó bảo: “Con khoan học bài, mẹ có một tin mới nói với con”. Mẹ nó sẽ nói với nó cái gì?
10. CÂU CHUYỆN CHIÊM BAO, MỘNG MỊ: (ĐỂ KIỂM TRA CÁC CÂU CHUYỆN TRÊN)
Một đứa nhỏ sáng sớm thức dậy mệt mỏi, nó nói: “Ô, đêm qua tôi chiêm bao (nằm mơ) thấy điềm rất xấu”. Vậy nó thấy cái gì?
III. MỤC TIÊU CỦA MỖI CÂU CHUYỆN
Câu chuyện 1: Sự độc lập của trẻ đối với cha, mẹ
Câu chuyện 2: Sự ganh tị của trẻ đối với sự liên kết của cha mẹ. Trẻ có bị chấn động trong phòng ngủ không?
Câu chuyện 3: Sự ganh tị của trẻ đối với em.
Câu chuyện 4: Trẻ có ngầm mong cho một người nào đó chết hay không, vì người đó làm cho trẻ cảm thấy mất an toàn.
Câu chuyện 5: Nội dung của sự lo âu của đối tượng.
Câu chuyện 6: Cảm giác bị ức chế.
Câu chuyện 7: Thái độ cố giữ những gì mình có.
Câu chuyện 8: Sự quyến luyến của trẻ đối với cha (con gái), đối với mẹ (con trai)
Câu chuyện 9: Những nguyện vọng và sợ hãi của trẻ.
Câu chuyện 10: Để kiểm tra những mẩu chuyện trẻ đã thuật.
Trên đây là những câu chuyện bịa đặt bằng những câu hỏi với mỗi câu chuyện đều có mục đích riêng để kiểm tra khả năng nhận thức, tính cách của trẻ. Giúp các giáo viên, bố mẹ nhận biết tâm bệnh của trẻ em, hiểu thêm về con cái của mình.