Học tập và rèn luyện luôn là vấn đề được xã hội và phụ huynh quan tâm hàng đầu, vì nó sẽ quyết định tương lai của các em học sinh. Tuy nhiên trong xã hội bây giờ cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, thực trạng lười học ở học sinh ngày càng trở nên phổ biến. Vậy cụ thể những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng lo này là gì? Bài viết sau đây sẽ chỉ ra 10 nguyên nhân hàng đầu gây nên thực trạng lười học của học sinh.
Xem thêm:
- Mẫu gợi ý trang trí lớp học hạnh phúc đẹp, độc đáo và sáng tạo
- Cung Cự Giải có thông minh không? Họ học giỏi nhất là môn gì?
1. Không có động lực học tập
Đây được xem là nguyên nhân sâu xa nhất gây nên thực trạng lười học ở học sinh. Để có thể cố gắng học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc, mỗi học sinh đều cần có động lực hoặc mục đích rõ ràng trước mắt. Khi không có mục đích học tập cụ thể, các em sẽ dễ trở nên lười biếng, thiếu tập trung và không còn cố gắng với bài vở nữa.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm:
- Thiếu mục tiêu và động lực: Một số học sinh không có mục tiêu học tập rõ ràng và không hiểu tầm quan trọng của việc học tập.
- Thiếu hứng thú với môn học: Một số học sinh không hứng thú với môn học mà họ đang học. Điều này có thể khiến các bạn khó tập trung và tiếp thu kiến thức.
- Bị căng thẳng: Học sinh có thể bị căng thẳng bởi nhiều yếu tố, như áp lực học tập, áp lực gia đình, áp lực bạn bè. Căng thẳng có thể khiến học sinh mệt mỏi, chán nản và không có động lực học tập.
- Tự ti: Một số bạn có thể tự ti về khả năng học tập của mình. Điều này có thể khiến việc ngại học tập và không tin rằng mình có thể thành công.
- Thiếu phương pháp học tập hiệu quả: việc này cần sự tư vấn của giáo viên, phụ huynh hoặc chuyên gia để học sinh có thể lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả hơn.
2. Việc học không phù hợp sở thích
Mỗi học sinh có một khả năng khác nhau, sở thích khác nhau nên việc ép các bạn học cái này học cái kia là rất khó để trẻ tự giác thực hiện học tập ở môn học đó.
Sở thích có tác động rất lớn đến kết quả học tập của học sinh đặc biệt là thế hệ . Khi việc học không phù hợp với sở thích của các bạn làm cho các bạn sẽ cảm thấy học tập là gánh nặng và chán nản. Từ đó dễ dẫn đến tâm lý chán học, lười học, thiếu tập trung và không thể phát huy hết khả năng của bản thân.
3. Bạn bè ảnh hưởng tiêu cực
Bạn bè xung quanh là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến thái độ và hiệu quả học tập. Nếu nhóm bạn thường xuyên lôi kéo nghỉ học, chơi bời, không đến lớp hay không làm bài tập thì học sinh rất dễ bị lôi cuốn và ngấm dần thói quen lười học.
Môi trường học tập rất quan trọng, nếu bạn được tiếp xúc và chơi nhóm bạn thích tìm tòi học tập thì bạn cũng sẽ là người như vậy. Chính vì thế, chọn bạn để chơi, để học là yếu tố cần thiết để gia tăng thêm độc lực học.
4. Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp
Phương pháp giảng dạy của giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút hứng thú và sự tập trung của học sinh. Nếu giáo viên chủ yếu đọc – chép – thuộc, ít đặt câu hỏi, tương tác hoặc bỏ qua những học sinh yếu kém thì học sinh sẽ dễ cảm thấy nhàm chán và lười học.
Có rất nhiều giáo viên được rất nhiều học sinh quý mến, tôn trọng chính là mang lại sự thích thú, hiểu tâm lý học sinh và dễ gần với các bạn học sinh. Các giáo viên này thường cũng có cách dạy dỗ, truyền tải kiến thức cũng rất hay để học sinh tạo sự hứng thú.
5. Yếu tố gia đình thiếu quan tâm con cái
Gia đình, nhất là phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng trong việc động viên và giám sát con cái trong học tập. Nếu phụ huynh thiếu thời gian quan tâm, động viên con hoặc không kiểm tra việc học của con thì học sinh sẽ dễ thoái lui và lười biếng.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, bố mẹ thường rất bận trong công việc chỉ chu cấp cho con những vật chất cần thiết hoặc vượt trên nhu cầu của các bạn học sinh. Nhưng điều quan trọng là quan tâm đến tâm lý, suy nghĩ, tư duy và tình yêu chưa được thể hiện đúng cách. Dẫn đến các bạn học sinh cũng không quan tâm đến định hướng trong việc học tập nên các bạn thường không có động lực để học tập.
6. Học sinh thiếu kỹ năng tự giác, tự học
Nhiều học sinh chưa có thói quen tự giác, tự học và sắp xếp thời gian hợp lý nên dễ cảm thấy rối trí và mất phương hướng khi phải tự học. Từ đó dẫn đến trì hoãn, lùi bài vở, sau đó là lười học để tránh bù đầu. Theo khoa học thì chỉ cần bạn thực hiện sự công việc nào đó trong vòng 21 ngày thì nó sẽ tự hình thành thói quen tự giác đó. Vậy, các bạn hay thực hiện kiên trì công việc học tập với thời gian phù hợp để có ý thức học tập tốt hơn.
7. Áp lực học tập quá lớn
Áp lực từ gia đình hay xã hội khiến nhiều học sinh cảm thấy bị ép buộc, căng thẳng và mất dần niềm vui trong học tập. Từ đó, việc học trở thành gánh nặng và các bạn học sinh tìm mọi cách để trốn tránh, dẫn đến lười học, không muốn đến trường.
8. Bị bệnh lý hoặc rối loạn tâm lý
Trường hợp này là bất khả kháng nó liên quan đến vấn đề sức khỏe, tâm lý như trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý, stress hay thiếu máu… cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tập trung và hứng thú học tập của học sinh. Khi đó, học sinh rất dễ thể hiện thói quen lười học, không muốn đến lớp.
9. Học sinh bị mê trò chơi, mạng xã hội
Sự phát triển của công nghệ khiến nhiều học sinh bị cuốn vào các trò chơi điện tử, onilne mạng xã hội với thời gian dài. Điều này khiến các bạn không còn tập trung vào việc học, dần trở nên nghiện game, lười học và bỏ bê nhiệm vụ.
10. Thiếu tự tin, sợ thất bại trong học tập
Nhiều học sinh do tự ti về bản thân, sợ bị thất bại hay sợ bị chê cười nên ngại hỏi đáp và ngại tiếp xúc với những bạn giỏi hơn để học. Từ đó, các bạn học dần trở nên lười biếng, không muốn đối mặt với khó khăn trong học tập nữa.
Trên đây Tingenz đưa ra 10 nguyên nhân dẫn đến tình trạng lười học cảu học sinh ngày càng gia tăng. Để khắc phục thực trạng đau xót này, cần có sự chung tay, phối hợp của phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội để tạo môi trường học tập lành mạnh, hiệu quả cho các bạn. Đồng thời, Tự mỗi học sinh cũng cần nâng cao ý thức tự giác, tích cực rèn luyện kỹ năng và thái độ học tập đúng đắn để vượt qua.