Giáo án nhận biết vị trí đồ vật phía dưới

Giáo án mầm non về bài học nhận biết vị trí đồ vật phía dưới được nhiều giáo viên quan tâm tìm hiểu. Bài dạy có thể áp dụng cho nhiều đối tượng bé mầm non từ 2 đến 4 tuổi với chất lượng bài giảng tốt đã được áp dụng vào thực tế hiệu quả. Tingenz.com chia sẻ chi tiết giáo dưới đây.

Thời gian: 25- 30 phút

Học sinh: Lâm Vũ (LV)

Giáo viên: Cô Nguyễn Thị Mai Anh

XEM THÊM:

Mục tiêu bài học.

Sau khi được giáo viên giới thiệu, hướng dẫn, giải thích, được tham gia vào trò chơi, các bài tập luyện tập, Lâm Vũ có thể:

  • Nhận biết được vị trí “đồ vật phía dưới” bằng cách chỉ tay/ lấy/ đưa/ đặt và gọi tên đúng 3/4 lần khi được yêu cầu có sự hỗ trợ,
  • Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động
  • Trẻ tô màu ít tràn viên, trẻ lực chọn màu sắc đúng với màu sắc vật thật (có hỗ trợ bằng lời).
  • Trẻ thực hiện các bài tập, các hoạt động khi có sự hỗ trợ một phần của cô.

Chuẩn bị đồ dùng học tập

Để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập của bé, giáo viên cần chuẩn bị đủ dụng cụ phục vụ cho bài học. gồm có:

  • 2 cái bàn, 2 cái ghế
  • Màu
  • Khay đựng đồ dùng các hoạt động
  • Thẻ quản lí hành vi
  • Bảng quy trình hoạt động
  • Cốc, táo
  • Hình ảnh quả táo, rổ
  • 1 cái rổ đựng màu
  • 1 tranh cái cốc , quả táo ở trên bàn, 1 tranh quả táo, cái cốc ở dưới bàn, 1 tranh hình ảnh có cả cái cốc, quả táo ở trên và dưới bàn

Hoạt động bài học đồ vật phía dưới

Giáo viên cần nhận định đối tượng bé nào dưới đây để có sự hỗ trợ phù hợp trược khi bắt đầu bài dạy.

  • Trẻ tự hoàn thành
  • Trẻ hoàn thành với sự trợ giúp
  • Trẻ chưa hoàn thành

Ổn định vị trí và giới thiệu bài

Giáo viên yêu cầu bé ổn định vị trí

Chào hỏi: ”Cô chào L.V”Buổi học hôm nay, có các cô giáo tới dự giờ nên con phải ngồi ngoan, lắng nghe cô nhé.

Giới thiệu tiết học : “Hôm nay chúng mình sẽ cùng học nhận biết vị trí : “đồ vật phía dưới!”

Quy định hành vi: Trong tiết học cô mong muốn Lâm Vũ sẽ: Ngồi ngoan, mắt nhìn cô, tai lắng nghe, giữ im lặng nhé!

Tiết học nhận biết vị trí đồ vật phía trên gồm có 4 hoạt động:

+ Hoạt động 1: Nhận biết vị trí: “ Đồ vật phía dưới” thông qua vật thật”

+ Hoạt động 2: Nhận biết vị trí đồ vật phía dưới” thông qua hình ảnh.

+ Hoạt động 3: Tô màu đồ vật phía dưới

+ Hoạt động 4: Khám phá hộp bí mật

Hoạt động 1: Nhận biết vị trí “đồ vật phía dưới” qua vật thật

Bước 1: Gv đặt cái bát ở dưới bàn và giới thiệu: “ Cái cốc ở  bàn”(1 lần). Gv đặt thêm một cái cốc ở trên bàn và giới thiệu: “Cái cốc ở dưới bàn”( 3 lần)

Bước 2: Gv yêu cầu trẻ chỉ /lấy/đưa cái cốc ở dưới bàn.(2 lần)

Bước 3: Gv chỉ vào cái cốc và nói:”Cái cốc ở …?” và chờ đợi trẻ 2-3 giây để trẻ trả lời.

Bước 4: Gv hỏi trẻ: “Cái cốc ở đâu ?”

Bước 5: Gv nâng độ khó, gv dùng 2 cái cốc khác nhau và yêu cầu trẻ lấy cái cốc ở dưới bàn (2 lần), (thay đổi vị trí hai cái cốc)

Bước 6: GV yêu cầu trẻ đặt cái cốc ở trên bàn

Bước 7: Gv khích lệ, khen thưởng trẻ và chuyển hoạt động

Chú ý: Làm các bước tương tự như trên với quả táo

Hoạt Động 2: Nhận biết vị trí: “đồ vật phía dưới” qua hình ảnh

Nhận biết vị trí : “đồ vật phía trên” qua hình ảnh

Bước 1: Gv đưa ra hình ảnh cái đĩa ở dưới bàn và giới thiệu: “Cái cốc ở trên bàn”.(1 lần). Gv đưa ra hình ảnh cái cốc ở dưới bàn:” Đĩa ở dưới bàn”. Nhấn mạnh “ ở dưới bàn”( 3 lần)

Bước 2: Gv đặt hai hình ảnh lên trên bàn và yêu cầu trẻ chỉ/lấy/đưa hình ảnh cái cốc ở dưới bàn.(2 lần) (thay đổi vị trí hai ảnh)

Bước 3: Gv chỉ vào hình ảnh cái đĩa trên bàn và hỏi: “Cái đĩa ở… ?” chờ đợi trẻ 2-3s để trẻ trẻ lời.

Bước 4: Gv hỏi trẻ:” Cái đĩa ở đâu?”  (Nếu trẻ trả lời sai, gv nhắc lại: “Cái đĩa ở dưới bàn” và yêu cầu trẻ nhắc lại) (2 lần)

Bước 5: Gv khích lệ, khen thưởng trẻ và chuyển hoạt động

Chú ý: Làm các bước tương tự như trên với quả táo

Hoạt Động 3: Tô màu đồ vật phía dưới

Tô màu đồ vật phía dưới:

Bước 1: Gv giới thiệu các bức tranh và đưa ra yêu cầu:” Cô có một số bức tranh, con hãy tô màu những đồ vật ở dưới bàn.”

Bước 2: Gv hỏi trẻ;” Dưới bàn có gì?”

Bước 3: Gv nhắc lại các đồ vât ở dưới bàn.

Bước 4: Gv yêu cầu trẻ tô màu đồ vật dưới bàn (cô hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn): Con tô màu những đồ vật ở dưới bàn đi.

Bước 5: Gv  nhận xét: Lâm Vũ đã tô rất đúng rồi, bây giờ cô sẽ trưng bày bức tranh của con lên bảng cho các cô cùng ngắm nhé.

Bước 6: Gv khen ngợi và chuyển hoạt động

Cần cho bé thực hành với các bức ảnh đã chuẩn bị
Cần cho bé thực hành với các bức ảnh đã chuẩn bị

Hoạt động 4: Khám phá hộp bí mật

Bước 1: Gv giới thiệu trò chơi: Vì hôm nay Lâm Vũ học bài rất ngoan, nên cô sẽ thưởng cho Lâm Vũ chơi một trò chơi nhé! Trò chơi mang tên: “ Khám phá hộp bí mật”

Bước 2: Gv giới thiệu cách chơi: Khi cô hô 1,2,3 mở hộp ra lấy những đồ vật ở phía dưới bàn và con gắn vật vào phía dưới bàn.

Bước 3: Gv làm mẫu: Con quan sát cô làm mẫu nhé!

Bước 4: Trẻ chơi trò chơi( hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn)

Bước 5: Nhận xét, khen thưởng và kết thúc hoạt động

Củng cố, dặn dò

Khi các hoạt động bài giảng hoàn thành giáo viên sẽ nhắc lại để củng cố dặn dò các con nhé.

  • Gv yêu cầu trẻ nhắc lại bài học hôm nay trẻ học cái gì?
  • Gv dặn dò trẻ về nhà ôn tập
  • Gv nhận xét tiết học.

Giáo viên chú ý:

  • Gv nói chậm và nhấn mạnh vào: “ ở dưới”
  • Gv thường xuyên khen ngợi khích lệ để tạo động lực cho trẻ
  • Chuẩn bị tốt để các hoạt động được diễn ra không bị ngắt quãng
  • Tổ chức thêm các hoạt động các để trẻ được luyện tập trong các môi trường khác nhau

Trên đây Tingenz đã chia sẻ giáo án mầm non về bài dạy nhận biết vị trí đồ vật phía dưới để các giáo viên mầm non tham khảo. Mong rằng cô trò sẽ có buổi học hiệu quả và vui vẻ!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *