Trong giáo dục đặc biệt thì tại sao cần đánh giá khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật? Dưới đây chia sẻ và trình bài của bạn sinh viên về nội dung đánh già và nhu cầu của trẻ khuyết tật này.
>>> XEM THÊM:
- CÂU HỎI MÔN ĐẠI CƯƠNG GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
- TÌM HIỂU VỀ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TRẺ
- Tình Hình Trẻ Khuyết Tật Hiện Nay – Môn Giáo Dục Hoà Nhập
Tại sao Cần đánh giá khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật
– Theo thuyết đa năng lực của Gardner thì con người có 8 khả năng ( Ngôn ngữ, toán, hội họa, thể thao, âm nhạc, thiên nhiên, hướng ngoại, nội tâm) vì vậy ta cần tìm hiểu khả năng tiềm ẩn của trẻ khuyết tật.
– Theo thuyết cấp bặc nhu cầu của Maslow, con người có 5 nhu cầu ( nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tôn trọng, nhu cầu thể hiện mình) từ đó ta cần tìm hiểu nhu cầu của trẻ khuyết tật là gì.
– Tìm hiểu thu thập thông tin của trẻ để đưa ra đánh giá đúng từ đó tạo môi trường cho trẻ hoạt động với nhiều loại hoạt động khác nhau.
Vì vậy đánh giá khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật là một việc làm rất cần thiết và bắt buộc, từ tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ chúng ta mới có thể xây dựng được kế họach giáo dục cá nhân cho trẻ và các họat động hỗ trợ sau này giúp trẻ phát triển. Trẻ khuyết tật cũng có những nhu cầu cơ bản như mọi trẻ em không khuyết tật khác ngoài ra trẻ khuyết tật còn có một số nhu cầu riêng theo từng dạng tật và mức độ khuyết tật của trẻ. Dưới đây là một số mẫu đơn giản về nhu cầu của trẻ khuyết tật so sánh với trẻ không khuyết tật.
Nội dung cần đánh nhu cầu trẻ khuyết tật
Để đánh giá khả năng và nhu cầu trẻ khuyết tật cần quan tâm để 6 nội dung sau:
Để có thể tiến hành công tác giáo dục có hiệu quả, trước hết người giáo viên cần phải hiểu được các đặc điểm phát triển các lĩnh vực của trẻ khuyết tật.
Những nội dung tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật bao gồm:
1) Khả năng phát triển thể chất và vận động:
Bao gồm:
– Quá trình phát triển thể chất của trẻ: hình dáng, tầm vóc, mặt, chân, tay, tầm vóc cơ thể, chiều cao, cân nặng, các giác quan…
– Hoạt động (vận động) của trẻ: kĩ năng vận động thô (đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy…); kĩ năng vận động tinh (cầm vật nhỏ, sự di chuyển của ánh mắt, sự khéo léo của các chi…)
2) Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp
Bao gồm: vốn từ của trẻ, khả năng nghe hiểu, biểu đạt ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp (ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ cử chỉ) của trẻ như thế nào? Trẻ có bị tật ngôn ngữ không? Đặc biệt là thái độ của trẻ trong giao tiếp.
3) Khả năng nhận thức
Bao gồm:
– Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính, trí nhứ, khả năng học tập các môn học, việc áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày của trẻ…
– Bên cạnh đó, cũng cần xác định khả năng chú ý (phân phối chú ý, khối lượng chú ý, sự di chuyển chú ý, tính ổn định sự chú ý…) của trẻ trong quá trình hoạt động như học tập, vui chơi cùng bè bạn…
4) Hành vi, tính cách:
Bao gồm: Hành vi, tính cách: hăng hái, thờ ơ/lãnh đạm/ưu tư, nóng nảy, “bình thản”, khả năng tự điều chỉnh…. Điều này cần gia đình, giáo viên cần chú ý để hành vi, tính cách xem sự khác lạ của bé đối với nhiều trẻ khác để có cách so sánh.
5) Khả năng tự phục vụ bản thân
Bao gồm:
– Tự ăn uống, vệ sinh quần áo, thân thể, môi trường…
– Khả năng tham gia làm những công việc trong gia đình, kĩ năng sống trong gia đình, nhà trường, nơi công cộng…
6) Môi trường phát triển của trẻ..
Bao gồm:
– Môi trường gia đình: Điều kiện sống, thái độ và đối xử của mọi người trong gia đình của trẻ.
– Nhà trường: Điều kiện học tập và sinh hoạt, sự quan tâm chăm sóc của nhà trường, thái độ của giáo viên và trẻ bình thường đối với trẻ khuyết tật học hòa nhập…
Trên đây, Tingenz đã lý giải tại sao phải đánh giá nhu cầu của trẻ khuyết tật và đưa ra phương pháp, tiêu chí để đánh giá trẻ khuyết tật sao cho chính xác nhất. Mong rằng các sinh viên, giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu đánh giá chính xác nhất.