Đối với mỗi gia đình, chi tiêu, cân đối tài chính luôn là vấn đề đau đầu và nhận được nhiều sự quan tâm. Thực tế, có rất nhiều khoản chi “có tên” cũng như những khoản “không tên” xuất hiện trong bảng chi tiêu, đòi hỏi cần phải có sự tính toán và cân đối sao cho hợp lý nhất. Chi tiêu trong gia đình là gì, bao gồm những khoản nào? Làm cách nào để có thể cân đối vấn đề thu – chi một cách hợp lý và hiệu quả? Hãy cùng TingenZ giải đáp chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây!
XEM THÊM:
- Hướng dẫn cách vẽ tranh gia đình đang ăn cơm đơn giản, ý nghĩa
- Số Đếm Của Công Tơ Điện Gia Đình Cho Biết Điều Gì Trên Đó?
- Giải mã năm 2000 thuộc thế kỉ nào? Cách xác định năm thuộc thế kỷ nào?
Chi tiêu trong gia đình là gì?
Chi tiêu trong gia đình là gì? Hiểu đơn giản, đây là những khoản được chi ra nhằm phục vụ cho nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của các thành viên trong gia đình. Thông thường khoản chi tiêu này bao gồm: Ăn uống, quần áo, đi lại, học tập, giải trí, thăm khám sức khỏe, bảo hiểm, đầu tư, tiết kiệm…Thực tế, mỗi gia đình sẽ có một mức chi tiêu khác nhau, tất cả phụ thuộc vào thu nhập cũng như tổng tài sản tích lũy cụ thể.
Những khoản chi tiêu phổ biến trong gia đình hiện nay
Như đã chia sẻ ở trên, những khoản chi tiêu trong gia đình có thể gồm những khoản chi “có tên” và thậm chí là những khoản chi phí không thể gọi tên….Trong đó, những khoản chi tiêu sau đây là khoản gần như bắt buộc mà bất kỳ gia đình nào cũng cần đến:
Chi tiêu cho sinh hoạt
Nhắc đến nhân tố lớn nhất tác động tới chi tiêu trong gia đình là gì tuyệt đối không thể bỏ qua chi phí sinh hoạt. Tất nhiên mỗi gia đình sẽ có mức phí sinh hoạt không giống nhau, tùy vào điều kiện tài chính của mình. Tuy vậy một số khoản chi tiêu sinh hoạt thiết yếu mà bất kỳ gia đình nào cũng phải chi trả bao gồm: Ăn uống, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng cá nhân,….Chúng được thể hiện rõ nhất thông qua việc mua sắm hằng ngày, đi chợ hay đi siêu thị….
Một số gia đình sẽ tốn thêm chi phí tiền thuê nhà (nếu chưa có nhà riêng), phí sử dụng dịch vụ (với nhà chung cư)….Thực tế, chi phí sinh hoạt có thể chiếm tới 50% tổng chi tiêu của cả gia đình.
Phí dịch vụ
Đây được xem là một khoản chi tương đối lớn, chỉ xếp sau chi tiêu chi sinh hoạt. Khoản chi tiêu cho dịch vụ bao gồm tiện điện, nước, mạng internet, điện thoại và một số dịch vụ khác như xem phim, nghe nhạc, du lịch, nghỉ dưỡng…tùy vào nhu cầu. Nhìn chung, chúng chiếm khoảng 20% trên tổng số các khoản chi tiêu trong mỗi gia đình.
Chi phí đi lại
Khoản phí đi lại bao gồm tiền xăng xe, tiền gửi xe, vé xe bus, có thể tính thêm cả khoản thuê xe, vé xe/vé máy bay di chuyển về quê, chi phí bảo dưỡng phương tiện…..Khoản phí này có thể tăng giảm theo từng tháng, tuy nhiên nó cũng là một phần chi phí khá quan trọng.
Chăm sóc sức khỏe gia đình
Nhìn chung, khoản chi tiêu dành cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình sẽ bao gồm: Tiền thuốc men, chi phí khám chữa bệnh, tiền bảo hiểm, tiền mua các sản phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe, công cụ hỗ trợ luyện tập…..Mặt khác, mỗi gia đình cũng cần có một khoản dự phòng sức khỏe trong trường hợp có người thân bị bệnh tật, đau ốm, tai nạn….
Khoản chi cho nhu cầu học tập & phát triển bản thân
Ai cũng cần phải học và phát triển bản thân, vì vậy khoản chi tiêu này cũng rất cần thiết. Với những gia đình chưa có con nhỏ, khoản phí này dành cho việc mua sắm tài liệu, công cụ phục vụ cho việc học tập, công việc hiện tại…. Còn với những gia đình đã có con, chi phí này sẽ bao gồm thêm tiền học thêm cho con, tiền mua sắm đồ dùng học tập….
Các khoản chi cho giao tiếp xã hội
Những khoản phí bên ngoài như cưới hỏi, tang lễ, sinh nhật, quà tặng khách…mặc dù không quá thường xuyên nhưng khá tốn kém và thường xuất hiện một cách bất ngờ. Vì vậy, bạn cần phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý để đảm bảo có đủ chi phí trang trải.
Tại sao nên lập kế hoạch cho các khoản chi tiêu trong gia đình?
Lý do nên lập kế hoạch cho những khoản chi tiêu trong gia đình là gì? Đầu tiên, trong mỗi gia đình có rất nhiều khoản cần phải chi tiêu, bao gồm cả chi phí cố định và những khoản phí phát sinh đột ngột. Nếu không lập kế hoạch, bạn rất khó để kiểm soát được tình hình tài chính, có thể dẫn tới tình trạng chênh lệch thu chi, gây ra tình trạng nợ nần.
Việc mất cân bằng tài chính cũng là một nguyên nhân khiến cuộc sống hôn nhân, gia đình dễ xảy ra những mâu thuẫn không đáng có. Vì vậy, để không gặp quá nhiều áp lực trong vấn đề tài chính, hãy bắt đầu việc lên kế hoạch cho gia đình mình càng sớm càng tốt.
3 cách để cân đối chi tiêu trong gia đình hiệu quả
Bên cạnh chi tiêu trong gia đình là gì thì làm thế nào để cân đối chi tiêu cũng là một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm. Dưới đây là 3+ cách bạn có thể tham khảo:
Lập bảng ngân sách chi tiêu
Bảng ngân sách chi tiêu trong gia đình là gì? Đây thực chất là một hình thức ghi chép lại những khoản đã chi và dự kiến sẽ chi tiêu để giúp bạn có thể kiểm soát được chi tiêu trong nhà. Việc lập bảng này sẽ giúp bạn kiểm soát được việc mua sắm của mình, hạn chế tình trạng chi quá nhiều tiền vào những món đồ không thực sự cần thiết.
Xây dựng kế hoạch chi tiêu cụ thể
Bên cạnh bảng ngân sách thì xây dựng kế hoạch là một trong những cách quan trọng để đảm bảo có thể cân bằng tài chính của gia đình. Bạn có thể lựa chọn một số phương pháp nhằm phân bổ ngân sách của mình, điển hình như phương pháp 50/30/20, 6 chiếc hũ JAR hay phương pháp Kakeibo của người Nhật
Luôn có ngân sách dự phòng
Có một khoản ngân sách dự phòng là điều vô cùng cần thiết, phòng những trường hợp khẩn cấp như ốm đau, bệnh tật, tai nạn…Việc này sẽ giúp gia đình của bạn luôn trong trạng thái ổn định, không gặp khó khăn về tài chính trong trường hợp không may có sự cố xảy ra.
Kết luận
Trên đây là những lý giải cho thắc mắc chi tiêu trong gia đình là gì, các khoản chi tiêu phổ biến cũng như một số cách để cân đối chi tiêu sao cho hợp lý và hiệu quả. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã mang tới cho bạn đọc những thông tin hữu ích, có thể áp dụng vào trong thực tế đời sống. Hãy sắp xếp và cân đối việc chi tiêu để có một cuộc sống thoải mái và cân bằng.