Cách dạy trẻ không nói dối, trộm cắp và tật xấu

Trong giáo dục trẻ mầm non thì các giáo viên không thể bỏ qua được bài dạy cho trẻ không nói dối, trộm cắp và làm việc xấu. Vì vậy, Tingenz xin chia sẻ 4 tình huống cụ thể được áp dụng trong thực tế để dạy trẻ không nói đối, trộm cắp từ đó sẽ khuyên dăn trẻ không thực hiện các việc xấu khác.

>>> XEM THÊM:

Tình huống 1: Mai Hương, 5 tuổi, được mẹ dẫn vào sang nhà bạn chơi. Khi về nhà mẹ phát hiện trong túi Mai Hương có một món đồ chơi nhỏ. Mẹ liền hỏi Mai Hương món đồ chơi đó từ đâu mà có, em khóc và nói là đã lấy trộm trong hộp đồ chơi của bạn. Mẹ nói với em là mẹ cảm thấy rất thất vọng về em làm em khóc nức nở và liên tục nói xin lỗi mẹ. Sau đó một tuần, mẹ lại phát hiện ra Mai Hương mang về một món đồ chơi từ lớp học. Mẹ vô cùng hoang mang không biết lý do tại sao Mai Hương lại như vậy vì ở nhà Mai Hương cũng đã có rất nhiều đồ chơi và mẹ cũng chú ý giáo dục con rất kỹ về tính thật thà.

  • Hành vi của Mai Hương có phải là hành vi trộm cắp hay không? Vì sao?
  • Hành vi của Mai Hương có phải rối nhiễu hành vi trộm cắp không? Vì sao?
  • Giải thích tại sao Mai Hương có hành động như vậy?
  • Cha mẹ Mai Hương nên làm gì?

Tình huống 2: Huy là cậu bé 9 tuổi thiếu sự tự tin trong học tập. Nhiều bài tập nâng cao làm được nhưng khi mẹ hỏi thêm hay yêu cầu giải thích thì Huy đều nói dối “con nhìn bài bạn” hay “con hỏi bạn để làm”. Mỗi lần trả lời như vậy cậu không thấy mẹ hỏi gì nữa. Dần dần, Huy hay nói dối để tránh những câu hỏi của mẹ. Trong một lần trao đổi với cô giáo về việc học hành của con, mẹ Huy mới biết bài đều là do con tự làm. Mẹ Huy rất lo lắng không biết tại sao con lại nói dối mình như vậy.

  • Hành vi của Huy có phải là hành vi nói dối hay không? Vì sao?
  • Hành vi của Huy có phải rối nhiễu hành vi nói dối không? Vì sao?
  • Giải thích tại sao Huy có hành động như vậy?
  • Cha mẹ, giáo viên của Huy nên làm gì?

Tình huống 3: Tiến 12 tuổi, đã lấy trộm tiền quỹ của lớp học và mua một cặp sách mới đúng mô-đen. Cô giáo đã phát hiện và dọa đuổi học. Cha mẹ Tiến vừa mới ly hôn, Tiến cùng mẹ dọn về ở với ông bà ngoại.

  • Hành vi của Tiến có phải là hành vi trộm cắp hay không? Vì sao?
  • Hành vi của Tiến có phải rối nhiễu hành vi trộm cắp không? Vì sao?
  • Giải thích tại sao Tiến có hành động như vậy?
  • Cha mẹ, giáo viên nên làm gì?

Tình huống 4: Tâm 15 tuổi, lấy trộm đều đều những vật trong các cửa hàng. Những vật này đa dạng và Tâm cũng chẳng cần lắm, và chỉ chất vào ngăn tủ trong phòng mà không sờ đến. Bố của Tâm đã bỏ đi sau khi Tâm ra đời. Khi mẹ hỏi lý do Tâm lấy trộm đồ, Tâm trả lời là không thể không lấy, khi bước vào cửa hàng, mặc dù em không cần những món đồ ấy. Sau đó, Tâm hối hận và hổ thẹn nhưng vẫn tiếp tục hành vi đó.

  • Tâm có phải là hành vi trộm cắp hay không? Vì sao?
  • Tâm có phải là rối nhiễu hành vi trộm cắp hay không? Vì sao?
  • Giải thích tại sao Tâm lại có hành động như vậy?
  • Nêu hướng hỗ trợ/can thiệp từ phía gia đình, nhà trường.

Trên đây là những tình huống cụ thể để đưa ra những câu hỏi để giáo viên có thể hỏi và can thiệp vào hình vi, suy nghĩ của trẻ. Mong rằng các cô sẽ có bài giảng phù hợp, hữu ích về bài cách dạy trẻ không nói dối, trộm cặp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *