Khái niệm nhận biết cơ bản “to” và “nhỏ” đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy và khả năng quan sát. Đối với trẻ khuyết tật trí tuệ, việc tiếp cận những khái niệm này cần được thực hiện một phù hợp và dễ hiểu hơn. Bài học hôm nay không chỉ giúp trẻ phân biệt kích thước mà còn khuyến khích sự tương tác và khám phá. Qua các hoạt động giảng dạy đã được áp dụng vào thực tế và đạt được những hiệu quả nhất định.
>>> XEM THÊM:
Đặc điểm của trẻ
Giáo án bài dạy đã được áp dụng cho trẻ khuyết tật trí tuệ trong thực tế với:
- Tên trẻ: H.N.Đ.L(Hệ)
- Ngày sinh: 27/03/2022
Khả năng ngôn ngữ:
Ngôn ngữ hiểu:
- Trẻ chưa trả lời được câu hỏi 2 lựa chọn, biết trả lời vuốt đuôi.
- Thực hiện được mệnh lệnh 1 bước, khi thực hiện mệnh lệnh bước cần có sự hỗ trợ.
Ngôn ngữ diễn đạt:
- Trẻ chưa chủ động chào cô, bố mẹ.
- Trẻ nói được câu dài 4-5 từ.
Khả năng nhận thức vốn từ:
- Trẻ nhận biết được một số chủ đề quen thuộc: con vật, hoa quả, phương tiện giao thông, màu sắc.
- Chưa nhận biết được chức năng của một số đồ vật quen thuộc.
Khả năng vận động thô: Trẻ đi đứng còn chậm, chưa chơi được nhiều trò chơi.
Khả năng vận động tinh:
- Trẻ cầm bút yếu, di màu chưa linh hoạt, cần sự hỗ trợ của cô.
- Phối hợp tay mắt còn kém.
Khả năng Giao tiếp- xã hội
- Khả năng duy trì chú ý của trẻ kém, dễ bị phân tâm bởi các yếu tố xung quanh.
- Giọng nói của trẻ còn yếu.
- Trẻ chưa biết cách chơi cùng các bạn.
Kế hoạch giáo án bài dạy nhận biết kích thước to nhỏ
Yêu cầu cần đạt
Năng lực chung:
Trẻ biết giao tiếp và hợp tác với cô trong các hoạt động học tập.
Năng lực đặc thù:
- Trẻ gọi tên được thuộc tính to nhỏ.
- Trẻ biết chỉ, lấy, đưa đúng đồ vật to, nhỏ theo yêu cầu của cô.
- Trẻ biết sử dụng đúng từ “ to hơn”, “nhỏ hơn”.
- Trẻ nhận xét được các thuộc tính to nhỏ trong các tình huống thực tế.
Phẩm chất:
- Trẻ chăm chỉ, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trẻ biết tôn trọng và lễ phép với cô giáo.
Chuẩn bị giáo cụ
- Ảnh chú gấu (1 to- 1 nhỏ)
- Giỏ đựng ( 2 giỏ khác màu,1 to- 1 nhỏ)
- Quả bóng ( 2 quả khác màu, 1 to- 1 nhỏ)
- Bông hoa (10 bông, 5 bông to- 5 bông nhỏ khác màu)
Tiến trình bài dạy
Nội dung | Hoạt động của GV | Hoạt động của trẻ |
Khởi động | – “Cô chào Hệ ạ!” – “Hôm nay lớp mình, có 2 bố con nhà gấu đến thăm lớp chúng ta đấy, con có vui không nào?” – Cô cầm trên tay con gấu to hơn và giới thiệu: “ Hệ ơi, đây là gấu bố.” – Cô cầm tiếp con gấu nhỏ và giới thiệu: “Còn đây là gấu con. Ngày hôm nay 2 bố con nhà gấu đã tới lớp học của mình để cùng cô và Hệ học về to và nhỏ đấy.” | – Trẻ chào cô. – Trẻ trả lời. – Trẻ lắng nghe cô. |
2.Khám phá kiến thức | Hoạt động 1. Nhận biết to- nhỏ -“Hai cha con nhà gấu có một điều bất ngờ dành cho Hệ đấy, con có muốn biết không nào?” – “À vậy bây giờ con hãy nhắm mắt lạiđể xem cô có gì nhé!” Sau đó cô lấy ra 2 quả bóng, quả to màu đỏ và quả nhỏ màu xanh. – “Hệ ơi con mở mắt ra xem cô có gì này.” – Cô có gì đây nhỉ? – “À đúng rồi, cô có 2 quả bóng” – Quả bóng màu gì đây Hệ? – “Đúng rồi, cô đang có quả bóng màu xanh và quả bóng màu đỏ” – Cô dạy trẻ nhận biết quả bóng to và quả bóng nhỏ (tay cô cầm 2 quả bóng đặt gần nhau, giới thiệu quả nào thì đưa: “ Hệ ơi đây là quả bóng xanh – quả bóng xanh nhỏ; còn đây là quả bóng đỏ – quả bóng đỏ to.” – Cô nhấn mạnh quả bóng to, quả bóng nhỏ để trẻ ghi nhớ “Hệ ơi, Hệ nhắc lại theo cô nhé quả bóng xanh nhỏ.” Hệ nhắc lại cho cô 2 lần “quả bóng xanh nhỏ nào.” “Hệ ơi, Hệ nhắc lại theo cô nhé quả bóng đỏ to” Hệ nhắc lại cho cô 2 lần “quả bóng đỏ to nào.” – Cô để 2 quả bóng trước mặt trẻ và yêu cầu trẻ đưa cho mình quả bóng to/nhỏ: “Hệ ơi, Hệ lấy cho cô quả bóng to/nhỏ nào.” (làm lại 2-3 lần và tráo đổi vị trí 2 quả bóng). – Cô khen trẻ và chuyển sang hoạt động 2 Hoạt động 2: “Vừa rồi cô và Hệ đã cùng nhận biết về quả bóng to và quả bóng nhỏ. Hệ đã làm rất tốt và rất ngoan nên cô sẽ thưởng cho con 2 bông hoa nhé”. (Cô thưởng cho trẻ 1 bông hoa to và 1 bông hoa nhỏ). Hoạt động 2: So sánh to nhỏ – “Vừa rồi cô đã thưởng cho Hệ 2 bông hoa, một bông hoa đỏ to và một bông hoa vàng nhỏ.” – Cô yêu cầu trẻ đưa cho mình bông hoa to: “Hệ ơi, Hệ hãy đưa cho cô bông hoa to nào.” – Cô yêu cầu trẻ đặt bông hoa nhỏ lên trên bông hoa to: “Hệ ơi, Hệ đặt bông hoa nhỏ lên trên bông hoa to nào.” (Cô cầm tay trẻ thực hiện) -Cô hỏi trẻ: “Hệ ơi, con vừa đặt bông hoa vàng lên trên bông hoa đỏ, vậy bây giờ con còn nhìn thấy bông hoa đỏ không?”. – Cô nói “À đúng rồi đấy, vì bông hoa vàng to hơn bông hoa đỏ, nên khi đặt bông hoa đỏ ở trên chúng mình vẫn nhìn thấy bông hoa đỏ.” – Cô yêu cầu trẻ đặt bông hoa to lên trên bông hoa nhỏ: “Hệ ơi, bây giờ con hãy đặt bông hoa đỏ lên trên bông hoa vàng nhé.” (Cô cầm tay trẻ thực hiện). – Cô hỏi trẻ: “Hệ ơi, vừa rồi chúng mình đã đặt bông hoa đỏ lên trên bông hoa vàng, bây giờ con còn nhìn thấy bông hoa vàng không?”. – Cô nói “À đúng rồi, chúng mình không nhìn thấy bông hoa vàng, vì bông hoa vàng đã bị bông hoa đỏ to hơn che mất rồi.” – Sau đó cô đặt 2 bông hoa cạnh nhau, yêu cầu trẻ chỉ bông hoa tohơn/nhỏ hơn: “Hệ ơi, hệ hãy chỉ cho cô bông hoa nào to hơn/ nhỏ hơn nào.” – Cô yêu cầu trẻ nhắc lại: “Hoa đỏ to hơn hoa vàng/ hoa vàng nhỏ hơn hoa đỏ.” – Cô khen ngợi trẻ và hỏi trẻ: “Bây giờ Hệ có muốn cùng cô chơi trò chơi Đi hái hoa không nào” | – Trẻ trả lời. – Trẻ nhắm mắt. – Trẻ mở mắt. – Trẻ trả lời. – Trẻ trả lời. – Trẻ nhắc lại theo cô. – Trẻ nhắc lại 2 lần. -Trẻ nghe và thực hiện. – Trẻ nghe và thực hiện. – Trẻ nghe và thực hiện. – Trẻ trả lời. -Trẻ nghe và thực hiện. – Trẻ trả lời. – Trẻ nghe và thực hiện. – Trẻ trả lời |
3. Luyện tập- vận dụng | Hoạt động 3: Trò chơi phân loại “Đi hái hoa”. – Cô giới thiệu trò chơi cho trẻ: “Hệ ơi hôm nay cô và Hệ sẽ chơi trò Đi hái hoa nhé.” – Cô hướng dẫn cách chơi cho trẻ và làm mẫu 1 lần: Ở đây cô có 2 chiếc giỏ, một chiếc giỏ nhỏ và một chiếc giỏ to.Trong rừng đang có rất nhiều các bông hoa to, nhỏ. Hệ sẽ hái hoa về và đặt vào giỏ nhé. Cô hái một bông hoa nhỏ – Cô để vào chiếc giỏ nhỏ, cô hái một bông hoa to – Cô để vào chiếc giỏ to. Bây giờ Hệ giúp cô hái tất cả các bông hoa còn lại và đặt vào đúng giỏ nhé. – Cô cùng trẻ kiểm tra lại xem những bông hoa đã được đặt đúng giỏ chưa, nếu chưa thì hỗ trợ trẻ đặt vào đúng giỏ. Cô khen ngợi trẻ đã làm rất tốt. | – Trẻ lắng nghe. -Trẻ lắng nghe, quan sát cô làm mẫu và thực hiện theo. |
4. Liên hệ thực tế | Hoạt động 4: “Bàn tay cô- bàn tay con” – Cô đưa tay ra trước mặt trẻ và hỏi: “Đây là tay của ai nhỉ?”. – Cô “À, đúng rồi đây là tay của cô, vậy tay của Hệ đâu rồi?”. -Cô úp bàn tay mình vào bàn tay trẻ và hỏi: “Hệ ơi tay của cô và tay của con, tay ai to hơn nào?”. – Cô “À đúng rồi bàn tay cô to hơn, vậy tay của Hệ và tay của cô, tay ai nhỏ hơn?”. – Cô thông báo kết thúc bài học và khen ngợi trẻ: “Bài học của chúng mình đến đây là kết thúc, hôm nay cô khen Hệ ngoan và đã tiến bộ rất nhiều”. | – Trẻ trả lời. – Trẻ đưa tay ra trước mặt cô. – Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời. |
Trên đây là giáo bài cụ thể bài dạy nhận biết to nhỏ dành cho trẻ khuyết trí tuệ, trên đây tên đã được chúng tôi lấy ví dụ minh họa nên giáo viên áp dụng phù hợp cho học sinh của mình.