Ảnh hưởng của bệnh rối loạn hệ thần kinh thực vật

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật nghe có vẻ chuyên sâu và ít người quan tâm đến, nhưng nếu nói đến rối loạn tuần hoàn não, giảm trí nhớ, huyết áp bất ổn, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết… thì chắc hẳn sẽ có nhiều vấn đề đáng quan tâm hơn. Đây chỉ là số ít trong những biểu hiện của bệnh rối loạn thần kinh thực vật nói chung. Ta sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh qua bài viết này.

Xem thêm tin sức khỏe:

Hệ thần kinh thực vật là gì?

Thông thường, khi nhắc đến hệ thần kinh nói chung, chúng ta sẽ chỉ quan tâm phần nhiều đến thần kinh trung ương, thần kinh cao cấp, mà ít ai chú ý đến thần kinh thực vật. Trong khi đó, đây là hệ thần kinh quản lý rất nhiều hoạt động quan trọng bên trong cơ thể. Nếu như để xảy ra tình trạng rối loạn thần kinh thực vật, mạng sống con người sẽ không bị đe dọa quá nhiều, nhưng cuộc sống sinh hoạt, lao động sẽ chẳng bao giờ bình thường được.

Hệ thần kinh thực vật có tác động quan trọng trong cơ thể
Hệ thần kinh thực vật có tác động quan trọng trong cơ thể

Hệ thần kinh thực vật còn được gọi là thần kinh tự chủ, vì nó có khả năng làm việc độc lập mà không cần bất cứ một sự chỉ huy có ý thức nào. Thần kinh thực vật quản lý hoạt động của rất nhiều cơ quan bộ phận như tim, phổi, gan, dạ dày, tuyến mồ hôi, các cơ quan hệ bài tiết, xương khớp… Nhờ có hệ thần kinh thực vật chi phối, mà các cơ quan này có thể hoạt động ngày đêm, mọi thời điểm dù cơ thể có ý thức hay không ý thức, đang làm việc hay đang nghỉ ngơi… Chính xác, cơ thể chúng ta là những cỗ máy tuyệt vời.

Hệ thần kinh thực vật bao gồm sự hoạt động song song đồng thời của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Dù xét về hình thức, hai hệ thống này có chức năng và mục đích hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng đôi khi, chúng vẫn có thể hiệp đồng tác dụng trong một phạm vi hẹp nào đó.

Chính hoạt động của hai hệ thống này đã tạo nên sự cân bằng cho những chức năng của cơ thể. Ví dụ, hệ thống giao cảm khiến cho co mạch, tăng huyết áp, tim đập nhanh, cảm giác hồi hộp, tiết nhiều mồ hôi… thì hệ thống phó giao cảm lại làm giảm lại những trạng thái đó, giữ cơ thể trở về mức cân bằng ổn định.

Bệnh rối loạn hệ thần kinh thực vật

Khi cơ thể mắc chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật, tức là rối loạn sự tương tác của hai hệ thống thần kinh giao cảm – phó giao cảm, đương nhiên toàn bộ những chức năng mà chúng quản lý sẽ phải chịu tác động. Cụ thể, rối loạn thần kinh thực vật sẽ gây ảnh hưởng đến: hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, tiết niệu, xương khớp…

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn hệ thần kinh thực vật

Không có một tổng hợp những nguyên nhân đầy đủ cho căn bệnh này, và ở mỗi người lại có một biểu hiện bệnh khác nhau, phụ thuộc vào các tác nhân khác nhau, vì thế các nguyên nhân sau đây là tham khảo chung. Để biết được chính xác nguồn gốc, tình trạng cụ thể, bệnh nhân cần đến thăm khám tại những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín.

  • Di truyền, khi mang thai (phụ nữ).
  • Bệnh nhân đái tháo đường có tỷ lệ mắc bệnh rất cao.
  • Bệnh lý thoái hóa hệ thần kinh đặc biệt ở người già (Parkinson).
  • Bệnh di truyền về tổ chức liên kết hệ thần kinh.
  • Bệnh lý, chấn thương tác động trực tiếp vào hệ thần kinh thực vật.
  • Sự tiếp xúc với hóa chất độc hại thường xuyên.
  • Nhiễm các loại virus, vi khuẩn ảnh hưởng đến thần kinh.

Biến chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Như đã nói, khi bệnh nhân mắc phải chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật, thì các chức năng của những cơ quan mà nó quản lý sẽ bị ảnh hưởng theo.

Nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe
Nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Hệ thần kinh: rối loạn tuần hoàn não, giảm trí nhớ, đau đầu khi thời tiết thay đổi, tập trung kém, khó ngủ, thường xuyên lo âu, buồn bực.
  • Hệ tim mạch: huyết áp không ổn định, nhịp tim không ổn định, đặc biệt là khi cơ thể có những hoạt động mạnh, tìm không kịp đáp ứng, thường xuyên cảm thấy hồi hộp.
  • Hệ hô hấp: khó thở, hay hụt hơi và tức ngực, nghẹt mũi.
  • Hệ tiêu hóa: ăn nhanh no dù chưa ăn nhiều, táo bón hoặc tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn và nôn, ợ hơi, khi căng thẳng dễ bị kích thích đại tiện.
  • Hệ tiết niệu: khó tiểu, tiểu không hết, không có cảm giác buồn tiểu dẫn đến tiểu không tự chủ, khi căng thẳng cũng dễ bị kích thích tiểu tiện.
  • Hệ bài tiết: mồ hôi tiết ra rối loạn, quá mức hoặc giảm tiết, khiến sự thải độc không liên tục đồng đều, thân nhiệt cũng không ổn định.
  • Hệ cơ xương khớp: dễ đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi, cơ giật co bất thường…
  • Hệ sinh dục: rối loạn cương dương, xuất tinh sớm ở nam giới; khô âm đạo, khó đạt cực khoái và rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
  • Ngoài ra: mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên, tinh thần sụt giảm trầm trọng, phản ứng chậm chạm đặc biệt với ánh sáng, vì thế rất nguy hiểm khi tham gia giao thông, rụng tóc, co giãn mạch ngoài da…

Rối loạn thần kinh thực vật uống thuốc gì, chữa trị ra sao?

Muốn điều trị được bệnh, mỗi trường hợp cần tìm được những nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh. Về cơ bản, việc điều trị là cần nhằm vào mục đích điều chỉnh cân bằng lại sự hoạt động tương tác của hai hệ thống giao cảm – phó giao cảm. Tuy vậy, hiện nay, các phương pháp áp dụng cho chữa bệnh rối loạn hệ thần kinh thực vật hiện nay hầu hết là tác động vào làm giảm triệu chứng.

Thuốc: thuốc tim mạch, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc điều chỉnh nhu động ruột…

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và vận động phù hợp để đẩy lùi căn bệnh này.

Kết hợp với vật lý trị liệu: xông hơi, bấm huyệt, xoa bóp kết hợp thuốc Đông y.

Xem thêm bài thuốc đông y về chữa rồi loạn thần kinh thực vật: Chấn Kinh Đan

Phòng rối loạn thần kinh thực vật như thế nào?

  • Lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, đặc biệt là duy trì thể dục tập luyện thường xuyên đầy đủ.
  • Không được sử dụng các loại chất kích thích.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc các loại chất độc hại nguy hiểm.
  • Tránh sang chấn tinh thần.
  • Không thủ dâm quá nhiều.

Rối loạn hệ thần kinh thực vật không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng những hệ quả mà nó để lại sẽ khiến cuộc sống của bệnh nhân trở nên tồi tệ. Một cuộc sống lành mạnh là biện pháp phòng tránh chung không chỉ cho căn bệnh này mà còn nói chung cho tất cả những mối nguy hại khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *