Nước tiểu là gì? Thành phần của nước tiểu?

Nước tiểu thì không ai còn xa lạ gì với con người chúng ta nhưng để biết thành phần cấu tạo và nhưng điều thú vị về nước tiểu thì không phải ai cũng rõ. Do vậy bài viết sẽ giải đáp cho bạn biết nước tiểu là gì? thành phần của nước tiểu và những câu hỏi thú vị về nước tiểu để bạn theo dõi sức khỏe của mình.

Xem thêm:

Nước tiểu là gì?

Nước tiểu là dung dịch chất lỏng vô trùng do thận bài tiết, được lưu trữ trong bàng quang của cơ thể và được đào thải khỏi cơ thể qua đường niệu đạo.

Nước tiểu là gì?
Nước tiểu là gì?

Nước tiểu được sinh ra trong quá trình bài tiết, trao đổi chất của các tế bào tạo ra nhiều sản phẩm, hợp chất giàu Nitơ (N) như Ure (CH₄N₂O), Axit uric (C5H4N4O3), Creatinin (C4H7N3O),… cần được loại bỏ khỏi máu. Hàm lượng được phân tích là khác nhau phụ thuộc các chất được đưa vào cơ thể.

Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt hoặc vàng đậm phụ thuộc vào lượng nước khi đi tiêu, nếu cơ thể cung cấp nhiều nước thì sẽ có màu vàng nhạt hơn và ngược lại. Nước tiểu bình thường sẽ trong suốt, để một thời gian sẽ lắng cặn vẩn đục của một số loại muối phosphat, muối natri,… Một số người bị bệnh như tiểu đường, gan mật, sỏi thận sẽ thấy nước tiểu có sự thay đổi về màu sắc hoặc đi tiểu có bọt.

Nước tiểu bình thường có mùi khai nhẹ do urê trong nước tiểu chuyển hóa thành amoniac (NH3). Với những người có một số bệnh lý nhất định nước tiểu sẽ có mùi khác biệt như mùi hôi, khai, mùi aceton. Chính vì vậy những người có nước tiểu lạ về màu sắc, mùi khai hoặc có bọt thì cần chú ý theo dõi sức khỏe.

Thành phần của nước tiểu là gì?

Thành phần của nước tiểu bao gồm: nước là chính và các chất cặn bã chứa Nito (như axit uric, creatinin, ure,…) và Bilirubin, Urobilirubin, Cetonic, Nitrit, Protein…. Nước tiểu cũng là sản phẩm chuyển hóa của thuốc, các ion điện giải (K+, H+, Na+,…), và nhiều chất cặn bã không còn chất dinh dưỡng.

Thành phần cấu tạo hóa học của nước tiểu là tổng hợp các hợp chất gần giống huyết tương đó là: đường Glucose, Acid amin, Muối Na+, Muối K+, HCO3, Cl-,… nhưng ngược với huyết tương là hàm lượng Protein (cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là amino acid ) cực thấp.

Thành phần cấu tạo của nước tiểu
Thành phần cấu tạo của nước tiểu

Nước tiểu của người khỏe mạnh bình thường có nồng độ pH khoảng 5,8 có tính axit nhẹ. Còn những người có pH<4 thì tính axit mạnh thường hay bị viêm loét dạ dày, hoặc pH>9 thì có tính bazơ nên thường có sỏi.

Thể tích lượng nước tiểu sản sinh trong 1 ngày khoảng 1 lít đến 1,4 lít (tức 18-20ml/kg/ngày). Thể tích này có thể thay đổi theo tình trạng sức khỏe, người có bệnh, chế độ sinh hoạt, ăn uống,… của cơ thể.

Người bình thường mỗi ngày đi tiểu khoảng 3-5 lần với lượng nước tiểu được đào thải khoảng 350ml. Nếu số lượng lần đi tiểu và dung tích đi tiểu ít thì các bạn cũng chú ý đến sức khỏe.

Một số câu hỏi thú vì về nước tiểu đối với sức khỏe

Nước tiểu là sản phẩm của quá trình trao đổi chất và bài tiết trong cơ thể chính vì thế nó phản ánh sức khỏe của cơ thể. Chính vì thế bạn cần lưu ý sự thay đổi của nước tiểu và sau đây là một số giải đáp về nước tiểu mà bạn có thể gặp phải.

Nước tiểu phản ánh nhiều về sức khỏe của bạn
Nước tiểu phản ánh nhiều về sức khỏe của bạn

Nước tiểu có bọt là bệnh gì?

Nước tiểu có bọt trong thời gian dài là dấu hiệu của người bị bệnh lý về thận, nguyên nhân chủ yếu là do đường huyết và tăng huyết áp. Người bệnh cần kiểm tra y tế để phát hiện bệnh cụ thể để tránh biến chứng các bệnh liên quan đến thận hoặc dư thừa protein. Ngoài theo dõi nước tiểu lúc này bạn cần chú ý đến các triệu chứng khác như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, mất ngủ, nước tiểu sẫm đục, mất ngủ, trằn trọc tiểu đêm, tiểu dắt.

Nước tiểu không màu và tiểu nhiều

Khi bạn thấy bạn thân đi tiểu nhiều mà nước tiểu trong thì có thể bạn đang uống nhiều nước hơn mức bình thường và các chất dinh dưỡng trong cơ thể ít không có nhiều chất cặn bã trong quá trình trao đổi chất và bài tiết khi sinh ra nước tiểu.

Nước tiểu vàng trong suốt

Đây là nước tiểu của người hoàn toàn bình thường và duy trì trạng thái cơ thể ở sức khỏe tốt nhé.

Vì sao nước tiểu màu vàng đậm?

Bạn cần bổ sung nước để cung cấp thêm dung môi trong quá trình trao đổi chất. Chú ý đến các bệnh lý gan mật như: gan nhiễm mỡ, viêm gan virus, ung thư gan, xơ gan, viêm gan do rượu,… Gan suy giảm chuyển hóa chất khiến tăng nồng độ Bilirubin trong máu, gây nên các bệnh về gan mật.

Vì sao nước tiểu màu cam?

Nước tiểu có màu cam thì bạn đang uống ít nước quá, cần bổ sung nước ngay. Ngoài ra, nước tiểu cam bạn cũng có thể đang có vấn đề với ống mật hoặc gan hoặc bệnh vàng da.

Vì sao Nước tiểu có màu hồng, đỏ nhạt?

Nước tiểu màu hồng, đỏ thì bạn có thể vừa ăn các loại hoa quả có màu đỏ chứa nhiều Vitamin A như dâu tây, củ dền, vịt quất, dưa hấu,… nhưng nó kéo dài trong nhiều ngày thì bạn có thể bị phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận, khối u trong bàng quang và thận. Trường hợp này hãy đi đến các cơ sở y tế để kiểm tra để biết chi tiết.

Vì sao tiểu ít tiểu nhiều lần?

Tình trạng tiểu nhiều lần nhưng tiểu ít rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như viêm niệu đạo, viêm đài bế thận, viêm bàng quang, viêm thận,… Ngoài ra, Tiểu còn buốt, nước tiểu đọc thì nguyên nhân gây bệnh có thể do người bệnh không vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, thường xuyên nhịn tiểu tiện.

Nước tiểu có mùi tanh, mùi hôi, mùi lạ

Nước tiểu có mùi hôi tanh hoạc có mùi lạ thì bạn có thể mắc một số bệnh lý nào đó như: nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh tiểu đường, sỏi thận, suy gan, lỗ rò bằng quan hoặc rối loạn chuyển hóa.

Nước tiểu bị kiến bu

Nếu bạn đi tiểu bị kiến bâu thì bạn có khả năng đã bị tiểu đường do quá trình chuyển hóa đường bị “lỗi” nên còn một lượng đường trong nước tiểu vẫn còn và đã thu hút kiến đến.

Trên đây là các thông tin về nước tiểu là gì, thành phần và một số câu hỏi thường gặp về nước tiêu liên quan đến sức khỏe. Mong rằng các bạn sẽ có hiểu biết thêm về những thứ tưởng chừng là không được sạch sẽ nhưng lại rất quan trọng đối với cơ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *