Giáo án bài dạy các thành viên trong gia đình cho bé

Giáo án bài dạy về chủ đề gia đình gồm các nội dung về các thế hệ và thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình. Các bé sẽ đạt được những yêu cầu sau khi thực hiện bài học về chủ đề gia đình là:

– Về diễn đạt: Học sinh tự giới thiệu được về các thành viên, các thế hệ trong gia đình mình và nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình.

– Về khả năng hiểu: Sau khi người khác giới thiệu về gia đình, học sinh có thể nhắc lại được thông tin chính.

– Về kỹ năng giao tiếp – ứng xử: Học sinh thực hiện được nghi thức giao tiếp thông thường với người lớn tuổi ở gia đình mình và bạn như chào, hỏi, trả lời.

>>> XEM THÊM:

Mục tiêu bài dạy

Sau bài học về chủ đề gia đình thì các em học sinh lớp 1 có khả năng:

– Giới thiệu các thành viên trong gia đình của mình theo mẫu: “Gia đình A. có ….. người. Đây là bố/mẹ/anh/chị/em… của A.” (A. là tên học sinh, cũng có thể thay bằng đại từ ‘tôi’, ‘mình’, ‘em’,…);

– Nhắc lại được một số chi tiết về các thành viên trong gia đình của bạn sau khi đã được giới thiệu;

– Thực hiện được nghi thức chào hỏi những người trong gia đình của bạn.

Chuẩn bị giáo cụ

Để chuẩn bị tốt nhất cho bài dạy và đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy, học tập thì giáo viên yêu cầu các bé chuẩn bị đầy đủ giáo cụ học tập sau:

  • Ảnh gia đình của một vài học sinh trong lớp.
Chuẩn bị ảnh các thành viên trong gia đình
Chuẩn bị ảnh về chủ đề gia đình của mỗi bé
  • Bút chì và sáp màu; giấy A4
  • Sắp xếp bàn ghế hình vòng cung.

Hoạt động bài dạy các thành viên trong gia đình

Mở đầu hội thoại

Giáo viên đưa ảnh gia đình của học sinh A trong lớp, hỏi học sinh xem biết người nào trong ảnh. Sau khi học sinh nhận ra bạn A trong ảnh, mời A lên giới thiệu về gia đình mình theo mẫu:

– Gia đình A có … người.

– Đây là bố/mẹ/anh/chị/em/… của A.

Sau khi A giới thiệu xong, giáo viên hỏi các học sinh khác trong lớp để kiểm tra khả năng tiếp nhận: “Gia đình bạn A có mấy người? Đây là ai (chỉ vào từng người trong ảnh)?”.

Phát triển hội thoại

Hoạt động 1: Giáo viên yêu cầu thêm 1 – 2 học sinh khác giới thiệu về gia đình mình trước lớp; kiểm tra khả năng tiếp nhận thông giới thiệu về gia đình bạn của các học sinh trong lớp.

Hoạt động 2: Cho học sinh vẽ minh họa đơn giản về những người trong gia đình mình.

Hoạt động 3: Học sinh làm việc theo nhóm đôi, mỗi em giới thiệu cho bạn về các thành viên trong gia đình mình trong tranh vẽ; có thể hỏi lại bạn để rõ hơn.

Hoạt động 4: Từng thành viên giới thiệu trước lớp về gia đình mình qua tranh vẽ; sau đó, giáo viên yêu cầu lần lượt khoảng 2 -3 học sinh cầm tranh vẽ của bạn cùng nhóm ở hoạt động 3 để giới thiệu theo mẫu:

+ Đây là tranh vẽ gia đình bạn A.

+ Gia đình bạn A có … người.

+ Đây là bố/mẹ/anh/chị/em/… của bạn A.

Hỏi và giới thiệu về thành viên trong gia đình
Hỏi và giới thiệu về thành viên trong gia đình

Hoạt động 5: Giáo viên nêu tình huống “Chúng ta đến nhà bạn A, mỗi khi bạn A giới một người trong nhà thì chúng ta phải làm gì?”, sau khi học sinh trả lời, giáo viên nêu nhận xét và hướng dẫn theo mẫu:

+ A: Đây là bố của mình

+ Bạn của A: Cháu/chúng cháu chào bác ạ.

Chia lớp thành các nhóm 4-5 em, đóng vai theo tình huống 1 người đến thăm nhà bạn, được bạn giới thiệu về các thành viên trong gia đình.

Yêu cầu lần lượt các nhóm thể hiện trước lớp tình huống đóng vai ở hoạt động 5, giáo viên và học sinh theo dõi và sau đó đưa ra nhận xét, bổ sung hoặc điều chỉnh.

Kết thúc hội thoại

Giáo viên tổ chức nhận xét sự tham gia và thể hiện của học sinh trong bài học theo những nội dung:

+ Bạn nào đã giới thiệu về gia đình mình rõ ràng?

+ Ai có thể giới thiệu về gia đình bạn khác?

+ Nhóm nào đã đóng vai tốt?

+ Bạn nào tham gia tích cực?

Trước khi kết thúc giáo viên nêu tổng kết và dặn dò các bé học sinh về bài học, ôn tập về chủ đề gia đình.

Trên đây Tingenz.com đã chia sẻ giáo án bài dạy các thành viên trong gia đình trong chuỗi bài phát triển nhận thức dành cho trẻ. Bài dạy này đã được áp dụng vào thực tế và đạt hiệu tốt trong giảng dạy vì thế các giáo viên có thể tham khảo trong bài dạy của mình sao cho phù hợp nhất. Chúc cô trò có một buổi học tập vui vẻ, hiệu quả!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *