Ở Việt Nam cây sâm đất có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe và được người dân sử dụng nhiều trong việc làm thuốc, hay cả dùng làm một món ăn đặc biệt. Bài viết này sẽ chia sẻ về cây sâm đất, bao gồm tổng quan, các loại cây sâm đất và công dụng, tác dụng của loài cây này. Các hình ảnh chi tiết về cây, củ, rễ và các bộ phận khác trong cây sâm đất để các bạn cùng dễ dàng nhận biết khi bắt gặp.
XEM THÊM:
- Ảnh hưởng của bệnh rối loạn hệ thần kinh thực vật
- Cây Thạch Anh trị bệnh gì? Những điều cần biết về cây Thạch Anh
- Uống lá cây gì để hạ huyết áp? 9 thần dược giúp hạ huyết áp nhanh chóng
Tổng quan về cây sâm đất
Cây sâm đất là loài đặc hữu của Việt Nam có tên khoa học alinum fruticosum, thuộc họ rau sam là với nhiều loại và tên khác nhau như Sâm mông tơi, Sâm thổ cao ly, Đông dương sâm, Sâm thảo, Giả nhân sâm,…. Các loại cây sâm đất hầu như có lợi ích tác dụng tốt cho sức khỏe nên loài cây này được trồng rất nhiều để làm thuốc như giải độc, giảm đau, trị các bệnh về gan và thận hoặc làm thực phẩm.
Đặc điểm về cây sâm đất
Phần rễ cây: thường là củ, thuộc dễ chùm có thể làm thuốc rất tốt.
Phần thân cây: thường mọc đứng thân trơn và có nhiều nhánh theo tầng. Phiến lá dày, mập và bóng cả hai mặt.
Phần hoa: hoa nhỏ, màu hồng tím, thường xếp thành chùm, ra hoa vào tháng 6-7
Về quả và hạt: quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hoặc sẫm màu.
Nguồn gốc cây sâm đất
Cây sâm đất có nguồn gốc từ Trung Mỹ, được du nhập về Việt Nam vào đầu thế kỷ 19 một cách tự nhiên. Nước ta cũng là vùng nhiệt đới nên loài cây này phát triển rất tốt ở cả 3 miền, đặc biệt khu vực miền núi và được làm rau, về sau được chế thành thuốc vì nhiều lợi ích của nó.
Các thành phần cây sẩm đất
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sâm đất chứa các hoạt chất quan trọng như saponin, polysaccharide, alkaloid và axit amin, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn, kháng viêm và chống ung thư. Cả rễ, thân, lá, hoa, đều được sử dụng để làm thức ăn hoặc thuốc và có thể trồng làm đẹp vì vẻ đẹp của hoa và lợi ích kinh tế.
Khai thác
Do sâm đất là loài đặc hữu cần bảo vệ, nên việc khai thác và sử dụng phải được kiểm soát và quản lý một cách bài bản ở các vùng trồng để đảm bảo chất lượng, tối đa lợi ích khai thác.
Vị của sâm đất có vị thanh ngọt nên rất dễ sử dụng cho nhiều đối tượng
7 Loại Cây sâm đất và hình ảnh chi tiết
Cây sâm đất là tế chung của 7 loại khác nhau và mỗi một loại có cái tên khác nhau, chắc chắn bạn đã được nghe ở đâu đó rồi. Sau đây Tingenz xin chia sẻ chi tiết về 7 loại sâm đất để các bạn cùng biết và hiểu rõ hơn. Để các bạn có thể nhận biết các loại cây sâm đất khác nhau thì dưới đây là hình ảnh ở nhiều góc độ của các loại cây sâm đất.
Cây Sâm Ngọc Linh
Đây là loại phải được kể đến đầu tiên vì sự quý của loại sâm này. Năm 2018, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định “Sâm Ngọc Linh là quốc bảo của Việt Nam” vì lợi ích tuyệt vời sức khỏe.
Cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis): là loài cây thuộc họ Araliaceae, cao từ 20 đến 70cm, mọc hoang dã trên vách đá đồi núi, có lá thon, lá không lông, chùm hoa màu trắng. Loại này phát triển mạnh ở Quảng Nam, Kon Tum và các vùng núi cao ở miền Trung. Sâm Ngọc Linh có có tính chống oxy hóa giúp đẹp da, điều trị các bệnh về tâm, phế như chứng trầm cảm, giảm stress, tăng cường sinh lý, bổ thận,… nên có giá trị rất cao về mặt kinh tế.
Cây Sâm Cau Rừng
Loại Sâm Cau rừng là loại mọc hoang dại ở các tỉnh tây bắc như Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang. Câu cao chỉ khoản 20 – 30 cm và các chất dinh dưỡng tập chung ở phần củ. Loài này mọc dại nên khó tìm kiếm và khai thác nhưng được rất nhiều người sử dụng để tằng cường sức khỏe, hệ miễn dịch, cải thiện não bộ, sinh lý nam và hỗ trợ giảm bệnh ung thư.
Cây Sâm Đá Trắng
Loại sâm Đá Trắng này mọc thành cụm, sống gần nhau, chỉ cao từ 3-12 cm ở thân, còn củ rễ thì khá dài và mọc ở trên các vùng núi cao như dãy Hoàng Liên Sơn, Hà Giang, Lào Cai. Đây là loại có giá trị dược liệu rất cao được sử dụng cho người bị suy nhược cơ thể, thiếu máu,…
Hoàng Sin Cô
Loại Hoàng Sin Cô có củ rất to như củ khoai nên có cái tên khác là cây khoai sâm đất và củ này có thể ăn trực tiếp mà vẫn đảm bảo. Loại củ này có thể băm nhỏ phơi khô pha nước, ngâm rượu, làm thuốc.
Cây Sâm Đương Quy
Sâm Đương Quy cũng rất nổi tiếng với công dụng, lợi ích của nó, đặc biệt là chị em phụ nữ. Loại sâm này rất quý vì thường mọc ở độ cao trên 2000m nên rất khó tìm kiếm và khai thác. Chính vì sự quý hiếm nên Đương Quy có giá trị kinh tế rất cao. Người ta sử dụng loại này để chữa các bệnh như chứng co thắt cơ, viêm họng, điều kinh, bệnh hạ huyết áp và bồi bổ sức khỏe rất tốt.
Cây Sâm Tanh Tách
Cái tên này khá lạ với nhiều người như thật ra nó là loại sâm được người Việt dùng nhiều nhất vì có trái nổ mà rất nhiều người đã từng nghịch. Loại sâm này phát triển rất tốt trên mọi miền đất nước.
Phần rễ loại Sâm này được làm thuốc để chữa bệnh sỏi thân, viêm nhiễm, giảm nóng sốt,….
Cây sâm Tam Thất
Đây là loại sinh trưởng tốt ở vùng trung du và vùng cao bắc bộ, có vị thanh ngọt nên được nhiều người dùng để pha uống thay nước hàng ngày. Tác dụng chính của loại sâm này là kháng khuẩn, chống oxy hóa và thanh nhiệt giải độc tốt.
Trên đây là 7 loại cây sâm đất phổ biến tại Việt Nam, được sử dụng để chế biến thành các sản phẩm dược liệu và thực phẩm bổ dưỡng.
Công dụng của cây sâm đất
Mặc dù có nhiều loại sâm đất khác nhau nhưng chúng lại có đặc điểm chung giống nhau là rất tốt cho sức khỏe. Trong y học, chúng chính là một vị thuốc quý dùng để điều trị bệnh và được kết hợp với các vị thuốc khác để mang lại hiệu quả cao hơn.
Các công dụng chính của cây sâm đất có thể kể đến là:
- Giảm mệt mỏi, căng thẳng.
- Cải thiện tình trạng ho, hen suyễn
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Cải thiện hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, tránh tình trạng táo bón hay bệnh trĩ.
- Thanh nhiệt giải độc, mát gan và loại bỏ độc tố
- Ổn định huyết áp
- Cải thiện hoạt động của tim mạch và thận, tăng cường sinh lý.
- Chống viêm, tiêu sưng.
Những lưu ý khi sử dụng sâm đất
Mặc dù cây sâm đất có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng cũng có những trường hợp cần tránh. Trong đông y, loại cây này có tính hàn, vị đắng nhẹ và cay nên một số đối tượng không nên sử dụng đó là bà bầu, người bị đầy bụng, người bị gút, người bị tiêu chảy,…
Trên đây là những giải đáp về cây sâm đất, hình ảnh và 7 loại chính của cây sâm đất. Mong rằng các bạn sẽ có thêm thông tin về loại cây này để sử dụng hoặc phát triển một cách hiệu quả.