Chóng mặt, hoa mắt, đứng không vững là những triệu chứng của nhiều bệnh lý liên quan như rối loạn tiền đình, thiếu máu, đột quỵ, hay hạ đường huyết… Chóng mặt không quá nguy hiểm, nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng việc làm, sinh hoạt và gia tăng nguy cơ tai nạn khi cơ thể bị mất thăng bằng và dễ té ngã. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ về chóng mặt và cách xử lý khi bị chóng mặt qua bài viết này nhé!
Xem thêm:
- Uống lá cây gì để hạ huyết áp? 9 thần dược giúp hạ huyết áp nhanh chóng
- Cây Thạch Anh trị bệnh gì? Những điều cần biết về cây Thạch Anh
- Bấm huyệt chữa đau răng – Hiệu quả gấp 10 lần việc uống thuốc
Chóng mặt là gì?
Chóng mặt (Vertigo) là tình trạng mất thăng bằng, khiến bạn có cảm giác đang bị xoay vòng vòng, hoặc xung quanh bạn đang quay cuồng, làm bạn có nguy cơ té ngã. Đây không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe của cơ thể.
Người hay chóng mặt có thể sẽ mắc các bệnh như: sỏi lạc chỗ trong lỗ tai, nhiễm trùng lỗ tai trong, viêm dây thần kinh tiền đình, hay ứ dịch mê nhĩ… Tình trạng chóng mặt có thể gặp mọi lứa tuổi, nhưng người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.
Biểu hiện của chóng mặt cụ thể ra sao?
Chóng mặt tạo cho bạn ảo giác mọi vật xung quanh đang xoay vòng vòng. Cơn chóng mặt thường sẽ xuất hiện khi bạn đột ngột thay đổi vị trí của đầu. Khi đó người bệnh sẽ có một số biểu hiện chung sau:
- Mất thăng bằng, đứng hay ngồi đều không vững
- Quay cuồng, ngả nghiêng
- Bị kéo ngã về một hướng
- Choáng váng, đau đầu nhẹ
- Buồn nôn, nôn ói, khó chịu
- Đổ mồ hôi, hay ù tai
Ngoài ra kèm theo cơn chóng mặt, người bệnh sẽ có thể có thêm cảm giác:
- Đầu óc rối loạn, không thể suy nghĩ được gì nữa.
- Tinh thần suy giảm, hoặc không còn ổn định
- Tầm nhìn mờ đi, hoa mắt dần.
Nếu bạn có triệu chứng chóng mặt khi quay đầu sang phải thì vấn đề nằm ở tai phải, còn ngược lại bạn bị chóng mặt khi quay đầu sang trái thì vấn đề chắn hẳn nằm ở tai bên trái.
Cách xử lý khi bị chóng mặt tại nhà nhanh nhất 2022
Chúng tôi xin giới thiệu những cách xử lý khi bị chóng mặt nhanh nhất, tốn không quá năm phút để bạn kịp trở lại với nhịp sống bình thường. Những phương pháp này rất dễ thực hiện và không tốn quá nhiều thời gian, lại còn có thể thực hiện ở bất kỳ đâu. Cùng xem và lưu lại để khi cần áp dụng ngay bạn nhé!
Cách trị chóng mặt nhanh bằng bấm huyệt cổ tay
Xoa bóp bấm huyệt là cách xử lý nhanh chóng khi bị chóng mặt, đau đầu rất hiệu quả. Nhấn vào vùng nằm ở cẳng tay bên trong, nằm giữa hai gân, độ rộng của vùng này cỡ chừng ba ngón tay. Tay bấm và giữ huyệt khoảng 4 – 5 giây để giảm bớt chứng chóng mặt và buồn nôn.
Duy trì ánh nhìn tập trung hướng về một điểm
Một trong những cách xử lý khi bị chóng mặt nhanh và đơn giản chính là tịnh tâm và định hướng ánh nhìn tập trung về một điểm. Hãy nhìn thẳng về phía trước và tập trung vào một vật nhỏ ở phía trước mặt, ngang tầm mắt của bạn. Sau đó, hãy tập trung nhìn vào vật đó và chờ cho hết chóng mặt, Tiếp theo, chậm rãi xoay đầu từ bên này sang bên kia, vẫn đảm bảo duy trì ánh mắt hướng về vật đó. Từ từ xoay đầu nhanh dần lên, song hãy ngưng lại ngay nếu bạn bắt đầu thấy chóng mặt. Tiếp tục nhìn và xoay đầu qua lại như thế trong một phút.
Cách xử lý khi bị chóng mặt bằng bài tập Brandt-Daroff
Brandt – Daroff vốn dĩ là bài tập dành cho người bị rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, nó cũng phát huy tác dụng rất tốt đối với các trường hợp bị chóng mặt do thay đổi tư thế. Đây là cách xử lý khi bị chóng mặt hiệu quả mà bạn nên áp dụng ngay tại nhà mình.
- Hãy bắt đầu ở tư thế ngồi trên mép giường.
- Nhanh chóng chuyển sang tư thế nằm nghiêng về phía bên phải, mũi hướng lên một góc khoảng 45 độ.
- Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây, sau đó trở về tư thế ban đầu.
- Làm tương tự động tác này với phía đối diện của bạn.
Xử lý chóng mặt bằng thao tác Epley
- Bạn ngồi trên giường và đặt một chiếc gối ở vị trí thích hợp để khi nằm xuống, thì vai tựa lên gối.
- Quay đầu theo một góc khoảng 45 độ về bên phía tai đang gặp vấn đề. Vai phải tựa lên trên gối và đầu bạn nghiêng.
- Bạn hãy giữ nguyên tư thế như vậy trong vòng khoảng 30 giây.
- Quay đầu hướng sang tai bình thường và giữ nguyên tư thế này trong 30 giây. Tiếp theo, bạn nghiêng cả người sang hướng đó.
- Đợi trong 30 giây, sau đó bạn hãy từ từ ngồi dậy và thư giãn trong vài phút.
Lời kết
Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những kiến thức cô đọng nhất về chóng mặt và cách xử lý khi bị chóng mặt. Bạn nên lưu lại bài viết để có thể tiện xem lại bất cứ khi nào. Trong trường hợp bạn đã thực hiện những cách trên nhưng tình trạng chóng mặt vẫn không thuyên giảm hoặc tồi tệ hơn, đến gặp bác sĩ ngay lập tức là lựa chọn sáng suốt nhất. Chúc bạn dồi dào sức khỏe!