Tìm hiểu về trường học hòa nhập trẻ khuyết tật

Đề bài: Hãy tìm hiểu một số trường học hoà nhập trẻ khuyết tật hiện nay (mô tả/ thông tin hình ảnh về trường, số lượng trẻ khuyết tật, đặc điểm trẻ khuyết tật,…) Và cho biết những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện hoà nhập trẻ khuyết tật ở trường hoà nhập đó.

>>>> XEM THÊM:

Giới thiệu trường học hòa nhập trẻ khuyết tật ở thị trấn Phú Xuyên

Trường mầm non Thị Trấn Phú Xuyên có 82 cán bộ, giáo viên, nhân viên; và  556 trẻ thuộc 25 nhóm lớp, ở 5 điểm trường. Trường mầm non nằm trong khu dân cư an ninh, trật tự, giao thông thuận lợi, rất gần với phòng giáo dục huyện, trường luôn là lá cờ đầu trong công tcs chăm sóc gió dục trẻ của huyện nhà. Trường chú trọng vào môi trường học thân thiện, năng động, chế độ chăm sóc tốt với khẩu hiệu (Mỗi ngày đến trường là một ngày vui).

Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn gương mẫu về đạo đức, lối sống, về sự tận tâm, trách nhiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Mỗi cô giáo, nhân viên trường mầm non Thị trấn phú xuyên luôn khắc ghi và thường xuyên phấn đấu thực hiện tâm nguyện của Bác “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là động lực, là niềm tin cho mỗi cá nhân và tập thể nhà trường.                                               

Đặc biệt là trong công tác giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tại nhà trường đã đưa ra mục tiêu như sau: “Người khuyết tật được phát triển khả năng cua bản thân, được hoà nhập tang cơ hội đóng góp cho cộng đồng và đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng và phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật.”

Thông tin về các bé khuyết tật tại trường mầm non

Tổng số trẻ khuyết tật ở lớp tôi : có 7 cháu khuyết tật (1cháu điếc, 4 cháu rối loan phổ tự kỉ, 2 trí tuệ chậm phát triển)

Thuận lợi:

  • Được sự quan tâm của ban giám hiệu đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và đào tạo huyện trong đó có nội dung giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
  • Phòng giáo dục và đào tạo đã mở chuyên đề trẻ khuyết tật học hòa nhập cho giáo viên có trẻ khuyết tật học tập và trao đổi kinh nghiệm.
  • Ban giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn học hỏi kinh nghiệm về giáo dục trẻ khuyết tật
  • Được sự trao đổi kinh nghiệm của giáo viên lớp nhà trẻ, mẫu giáo bé đã trực tiếp dạy cháu khuyết tật.
  • Được sự phối kết hợp đồng đều giữa 2 giáo viên trong lớp cùng nhiệt tình chăm sóc – giáo dục trẻ nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng
  • Trẻ đã học tại trường từ lớp mẫu giáo nhỡ nên nhận thức của trẻ cũng phần nào được tiến bộ
  • Phụ huynh tin tưởng giáo viên, kết hợp chặt chẽ với giáo viên cùng chăm sóc trẻ.

Khó khăn:

  • Giáo viên không được đào tạo về chuyên biệt giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mà chỉ được tập huấn , kiến tập về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
  • Không có nhân viên trung tâm hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và gia đình người khuyết tật.
  • Không có giáo viên dạy trẻ riêng biệt, nên giáo viên chủ nhiệm lớp phải kiêm nhiệm.
  • – Cô giáo chưa có kỹ năng đánh giá trẻ khuyết tật, chưa có kinh nghiệp lập kế hoạch dậy trẻ khuyết tật.
  • Không có một nguồn kinh phí hỗ trợ nào cho giáo viên có trẻ học hoà nhập.
  • Lớp sĩ số học sinh đông mà giáo viên chỉ có 2 cô / 1 lớp.
  • Trẻ khuyết tật ở nhiều dạng khác nhau.
  • Sự kỳ thị của bạn bè, phụ huynh cùng lớp, xã hội…
  • Phụ huynh có trẻ khuyết tật nhưng không muốn chấp nhận là con mình bị mặc dù đi khám và có cho đi can thiệp 1.1 nhưng không làm giấy xác nhận trẻ khuyết tật lên rất khó cho giáo viên.
  • Đồ dùng đồ chơi dành riêng cho trẻ khuyết tật không có gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giáo dục trẻ.
  • Trẻ trí tuệ chậm phát triển, ý thức tự vệ sinh cá nhân kém, các hoạt động không muốn tham gia, gây khó khăn cho giáo viên trong việc dành nhiều thời gian cho việc vệ sinh cho trẻ, hướng dẫn trẻ vào các hoạt động.
  • Trẻ phổ tự kỷ hiếu động không kiểm soát được hành vi của bản thân, ngôn ngữ diễn đtj kém có khi còn không có.Ít giao tiếp mắt, chưa biểu đạt được sự mong muốn, suy nghĩ của mình, không thích chơi với các bạn. Cô giáo chưa có chuyên môn sâu và cũng không có nhiều thời gian dành cho trẻ, để giúp trẻ cắt hành vi.
  • Trẻ điếc bẩm sinh không có phương tiện trợ thính và môi trường nghe – nói thuận lợi lên việc trẻ khuyết tật làm theo những gì cô giáo nói cũng khó khăn lên việc chăm sóc giáo dục cũng rất khó.
  • Còn một số phụ huynh không làm giấy khuyết tật cho trẻ sợ bị kỳ thị lên rất khó cho giáo viên.
  • Phụ huynh chưa có kiến thức để giúp con hoà nhập và đôi khi còn dấu bệnh của con với mọi người vì sấu hổ.
  • Trẻ nhút nhát, tự ti, không giám đói mặt với mọi người xung quanh, sợ kỳ thị.

Hình về về trường mầm non hòa nhập trẻ khuyết tật Phú Xuyên

Sau đây là một số hình ảnh kết quả học tập của học sinh khuyết tật học hoà nhập ở trường hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non Phú Xuyên trong các hoạt động.

Trên đây, Tingenz.com đã chia sẻ thông tin về trường mầm non giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại thị trấn Phú Xuyên. Mong rằng các cô có thêm thông tin tham khảo và biết về mô hình trường như thế nào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *