Nhận biết chức năng bộ phận Tai và Mũi | Giáo án cá nhân

Bài giảng nhận biết chức năng bộ phận là tiết học mầm non mà bé nào cũng được các giáo viên hướng dẫn cụ thể. Để bài học trở nên chất lượng, đáp ứng đủ mục tiêu của giáo viên và học sinh thì Tin Gen Z giới thiệu cho các giáo viên một giáo áo cá nhân với chủ đề nhận biết chức năng bộ phận tai và mũi.

XEM THÊM:

Mục tiêu bài học

Chủ đề: Cơ thể của bé

Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

Đề tài: Nhận biết chức năng bộ phận Tai và Mũi

Sau bài học khi được quan sát, tìm hiểu, giải thích, khám phá, với sự giúp đỡ của giáo viên thì mục tiêu đạt được.

Nhận biết chức năng bộ phận Tai và Mũi
Nhận biết chức năng bộ phận Tai và Mũi

Kiến thức:

  • Trẻ biết thêm cơ thể có 2 bộ phận quan trọng là Tai và Mũi
  • Trẻ biết chức năng của Tai và Mũi
  • Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể
  • Trẻ biết lựa chọn đúng đồ dùng để giữ gin và vệ sinh bộ phận của cơ thể, đặc biết là Tai và Mũi

Kỹ năng:

  • Trẻ biết gọi và trả lời chính xác khi cô hỏi
  • Trẻ phát triển khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định

Thái độ:

  • Trẻ hứng thú tham gia hoạt động trên lớp
  • Trẻ có ý thức giữ gìn, bảo vệ và vệ sinh các bộ phận trên cơ thể.

Chuẩn bị đồ dùng học tập

  • Thẻ quy định hành vi
  • Tranh in mô phỏng bộ phận tai và mũi
  • Mô hình khuôn mặt, các đồ vật khám phá chức năng (chuông, xúc xắc, hoa, quả …), tranh mô tả chức năng của 2 bộ phận tai và mũi.

 Các hoạt động giảng dạy

Phân loại và chú ý 3 nhóm các bé:

  • Trẻ đã hoàn thành (không hỗ trợ)
  • Trẻ cần sự hỗ trợ (hỗ trợ 1 phần)
  • Trẻ chưa thực hiện được (hỗ trợ hoàn toàn)
Thời gianHoạt động của giáo viênHoạt động của trẻ
3 phút1. Ổn định, gây hứng thú

Quy định hành vi:

+ Ngồi ngay ngắn
+ Khoanh tay lên bàn
+ Tai lắng nghe cô nói
+ Mắt nhìn cô
+ Muốn nói giơ tay phát biểu

Khởi động, gây hứng thú và giới thiệu bài mới
Trò chơi: Tìm bộ phận còn thiếu trên khuôn mặt
– Trẻ lắng nghe






– Trẻ thực hiện
10 phút2. Nội dung bài học
Hoạt động 1: Nhận biết chức năng của 2 bộ phận Tai – Mũi

Nhận biết chức năng của bộ phận: Tai

Bước 1: Giáo viên cho trẻ quan sát tranh miêu tả chức năng của bộ phận tai và nêu chức năng của bộ phận

Bước 2: Giáo viên cho trẻ quan sát và trải nghiệm với chức năng của các bộ phận (lắng nghe tiếng chuông, xúc xắc, tiếng trống, vỗ tay…)

Bước 3: Giáo viên yêu cầu trẻ gọi tên chức năng của bộ phận trên khuôn mặt và thực hành khám phá

Bước 4: Nhận xét và khen ngợi => Tổng kết hoạt động


Nhận biết chức năng của bộ phận: Mũi

Bước 1: Giáo viên cho trẻ quan sát tranh mô tả chức năng của bộ phận: mũi
Bước 2: Giáo viên cho trẻ nhận biết chức năng của mũi qua thực tế thông qua vật thật (hoa, quả, bánh…)
Bước 3: Giáo viên yêu cầu trẻ gọi tên chức năng của bộ phận mũi và thực hành khám phá

Bước 4: Nhận xét và khen ngợi Tổng kết hoạt động


Trẻ quan sát      
Trẻ trải nghiệm  
 


Trẻ gọi tên và khám phá  
     

Trẻ quan sát      



Trẻ trải nghiệm    

Trẻ gọi tên và khám phá
5 phútHoạt động 2: Nối tương ứng chức năng của bộ phận: tai-mũi

Bước 1: Giáo viên cho trẻ quan sát bức tranh mẫu, giới thiệu và hướng dẫn trẻ thực hiện
Bước 2: Trẻ thực hiện cùng cô (giảm dần sự hỗ trợ)
Bước 3: Trẻ chủ động thực hiện
Bước 4: Nhận xét, tổng kết hoạt động
Trẻ quan sát và lắng nghe

Trẻ thực hiện          
5 phútHoạt động 3: Bật nhảy (tìm bộ phận tai-mũi với vật tương ứng với chức năng của chúng)    

Bước 1: Giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn, làm mẫu cách thực hiện hoạt động
Bước 2: Trẻ thực hiện hoạt động theo yêu cầu (theo sát các hoạt động của trẻ, hỗ trợ, gợi ý trẻ khi cần thiết)
Bước 3: Giáo viên cùng trẻ xem lại kết quả đã hoàn thành  
Bước 4: Giáo viên nhận xét, khen ngợi  trẻ
Trẻ lắng nghe

Trẻ thực hiện          
5 phútHoạt động 4: Hiểu chức năng của bộ phận mũi tai (mở rộng) và cách giữ gìn vệ sinh       

Bước 1: Giáo viên cho trẻ quan sát tranh về việc giữ gìn vệ sinh mũi –tai
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn trẻ cách giữ gìn vệ sinh các bộ phận tai- mũi cũng như các bộ phận trên khuôn mặt khác
Bước 3: Nhận xét và khen ngợi
Trẻ quan sát

Trẻ lắng nghe        
2 phút3. Củng cố, dặn dò 

Giáo viên kết luận, cho trẻ nhắc lại chức năng của bộ phận tai-mũi
 

Yêu cầu:

  • Trong quá trình học, giáo viên khuyến khích trẻ, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tìm hiểu, khám phá và nhận biết chức năng của bộ phận trên cơ thể: tai, mũi
  • Khen ngợi trẻ đúng tình huống, tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động

Trên đây là bài giảng nhận biết chức năng bộ phận tại và mũi thuộc khuôn khổ giáo án cá nhân dành cho giáo viên mầm non. Mong rằng các cô và các bé có một buổi học vui vẻ và đạt hiệu quả cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *