Giáo án nhận biết quả cà chua dạy 1:1

Tiếp tục với loạt bài phát triển nhận thức ở trẻ 25 đến 36 tháng ở trẻ mầm non. Tingenz.com xin gửi tới quý thầy cô giáo án bài học nhận biết quả cà chua giúp cho cô trò đạt hiệu quả tốt nhất.

Giáo viên (GV): Phan Thị Ánh

Tên trẻ:  Khánh (Khoai)

Thời gian: 25-30 phút

XEM THÊM:

Mục tiêu bài học

Sau khi được giáo viên giới thiệu, hướng dẫn, giải thích, được tham gia vào các bài tập luyện, Khánh (Khoai) có thể:

  1. Chỉ, đưa và gọi tên được đúng quả cà chua qua vật thật, hình ảnh.
  2. Ghép tương ứng được quả cà chua với hình ảnh quả cà chua.
  3. Thực hiện được các bài tập hoạt động theo yêu cầu. 
Nhận biết quả cà chua dành cho trẻ 2-3 tuổi
Nhận biết quả cà chua dành cho trẻ 2-3 tuổi

Chuẩn bị dụng cụ

Để thuận tiện trong việc học tập và hiệu quả cao thì giáo viên có thể chuẩn bị các dụng cụ sau:

  • Lịch hoạt động bằng hình ảnh
  • 1 chiếc bàn
  • Thẻ quản lí hành vi
  • Vật thật: cà chua, cà tím, ớt chuông
  • Hình ảnh: cà chua, cà tím, ớt chuông
  • Rổ, vòng nhựa bật nhảy, cầu thăng bằng

Hoạt động bài học nhận biết quả cà chua

Xác định các trẻ cụ thể là bé khoái thuộc đối tượng nào để có sự hỗ trợ phù hợp:

(1) Trẻ tự hoàn thành

(2) Trẻ hoàn thành với sự trợ giúp

(3) Trẻ chưa hoàn thành

Hoạt động và thời gianCác hoạt động bài học nhận biết quả cà chua
Giới thiệu bài học và quản lý hành vi (3 phút)– Ổn định vị trí cho trẻ
– Chào hỏi: “Cô chào K”
– Giới thiệu bài học: “Hôm nay cô và K sẽ cùng nhau học bài nhận biết quả cà chua”.
– Quy định hành vi: Ngồi trên ghế, im lặng, mắt nhìn, tai lắng nghe.
Bài học ngày hôm nay gồm 4 hoạt động:
+ Hoạt động 1: Nhận biết quả cà chua qua vật thật
+ Hoạt động 2: Nhận biết quả cà chua qua hình ảnh
+ Hoạt động 3: Trò chơi: “Cùng ghép đôi”
+ Hoạt động 4: Bé đi chợ
Hoạt Động 1: Nhận biết quả cà chua qua vật thật” (6 phút)Nhận biết quả cà chua thật:
– Bước 1: Cô đưa ra quả cà chua, cho trẻ quan sát và giới thiệu “Đây là quả cà chua” (2 lần) rồi cho trẻ nhắc lại “quả cà chua”.

– Bước 2: Cô cho trẻ chỉ, đưa quả cà chua lựa chọn 1 trong 1. Sau mỗi lần trẻ chỉ/đưa GV nói “quả cà chua” và yêu cầu trẻ nhắc lại.
– Bước 3: Cô yêu cầu trẻ chỉ, đưa quả cà chua lựa chọn 1 trong 2, 3 (với quả khác). Sau mỗi lần trẻ chỉ, đưa, GV nói “Đây là…” và chờ khoảng 2-3s xem trẻ có nói được quả cà chua không, nếu trẻ nói đúng thì khen ngợi trẻ, nếu trẻ chưa nói được thì GV nói và yêu cầu trẻ nhắc lại.
– Bước 4: GV giơ quả cà chua lên trước mặt trẻ và hỏi “Đây là gì?” – Bước 5: Khen ngợi và chuyển hoạt động.
Hoạt Động 2: “Nhận biết  quả cà chua qua hình ảnh” (6 phút)– Bước 1: Cô đưa ra hình ảnh quả cà chua, cho trẻ quan sát và giới thiệu: “Đây là quả cà chua” (2 lần) rồi cho trẻ nhắc lại “quả cà chua”.
– Bước 2: Cô yêu cầu trẻ chỉ/đưa hình ảnh quả cà chua lựa chọn 1 trong 1,2,3. Sau mỗi lần trẻ đưa, GV nói “Đây là…?” và chờ khoảng 2-3s  xem trẻ có nói được quả cà chua không, nếu trẻ nói đúng thì khen ngợi, nếu trẻ chưa nói được thì GV nói và yêu cầu trẻ nhắc lại.
– Bước 3: GV giơ hình ảnh quả cà chua lên trước mặt trẻ và hỏi “Đây là gì?”.
– Bước 4: Khen ngợi và chuyển hoạt động.
Hoạt Động 3: Trò chơi vận động “Cùng ghép đôi” phút)  – Bước 1: GV chuẩn bị vòng nhựa, vật thật và hình ảnh quả cà chua.
GV giới thiệu trò chơi và hướng dẫn trẻ chơi:
+ Tên trò chơi : Cùng ghép đôi
+ Luật chơi như sau: “K lấy quả cà chua trong rổ, đứng trước vạch xuất phát màu xanh, sau đó bật nhảy tách chụm qua vòng nhựa, đặt quả cà chua vào hình ảnh tương ứng, sau đó quay về. Thực hiện đến khi hết quả cà chua trong rổ”. (2 lần)
– Bước 2: GV cho trẻ chơi, hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn.
– Bước 3: Khen ngợi và chuyển hoạt động.
Hoạt Động 4:
Bé đi chợ
(6 phút)
– Bước 1: GV chuẩn bị cầu thăng bằng.
GV giới thiệu hoạt động và hướng dẫn trẻ:  “Bây giờ cô và K sẽ cùng nhau đi chợ mua cà chua nhé. K cầm rổ, đi qua cầu thăng bằng đi đến chợ mua cho cô quả cà chua nhé”.
– Bước 2: GV cho trẻ đi chợ và hỏi trẻ: K ơi, quả gì đây? (GV chờ đợi 2-3s xem trẻ có trả lời được quả cà chua không, nếu trẻ trả lời được thì khen trẻ, nếu trẻ chưa trả lời được thì GV nói và yêu cầu trẻ nhắc lại).
– Bước 3: Kết thúc hoạt động và khen thưởng trẻ.

Giáo viên cần chú ý:

  • GV nói chậm và nhấn mạnh vào quả cà chua
  • Thường xuyên khen thưởng tạo động lực cho trẻ
  • Chuẩn bị tốt hoạt động được diễn ra để không bị ngắt quãng
  • Tổ chức thêm các loại hoạt động để trẻ được luyện tập trong môi trường khác nhau.

Trên đây là giáo án mầm non nhận biết quả cà chua dành cho trẻ từ 2-3 tuổi có thể được dạy 1:1 cho trẻ đặc biệt và đã được áp dụng vào thực tế. Chúc cô trò có buổi bọc vui vẻ!

                                                                           Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2023

Nguồn: VIỆN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *