Trong giáo dục phát triển ngôn ngữ, bài dạy trẻ đọc thơ Cây Hồng được rất nhiều giáo viên quan tâm tham khảo. Để thiết kế bài giảng sao cho chuẩn bộ giáo dục và tiết học trở nên sinh động dễ hiểu, đạt được mục tiêu bài học. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua bài viết chia sẻ này về giáo án bài học đọc thơ Cây Hồng phù hợp cho trẻ đặc biệt.
>>> XEM THÊM:
- 10+ bài tập giao tiếp mắt cho trẻ tự kỷ
- Cách dạy trẻ tự kỷ chỉ tay theo 2 cấp độ
- Cách dạy con bật âm ‘Bò – Ùm Bò’ cho trẻ (Phần 2/5)
I. Đặc điểm của trẻ
Họ và tên: L D H
Giới tính: Nam
Tuổi: 5 tuổi
Đặc điểm của trẻ
Trung là một cậu bé đáng yêu hợp tác với cô trong giờ học cá nhân. Dưới đây là 1 số đặc điểm của Trung trong từng lĩnh vực:
Lĩnh vực phát triển | Điểm mạnh | Hạn chế |
---|---|---|
Vận động tinh | Vận động tinh của con khá tốt. – Con biết cầm bút tô màu 2-3 chi tiết, biết nối nét thẳng, nét ngang , nối hình theo mẫu, vẽ các hình cơ bản theo mẫu (hình tròn, hình vuông, tam giác…) – Con biết ghép hình 4-5 mảnh. | Con còn cầm bút chưa đúng cách. Chưa biết dồn lực vào các đầu ngón tay để viết nét được rõ hơn. – Chưa xé giấy và dán thành hình – Chưa biết cầm kéo cắt giấy – Chưa biết thao tác với đất nặn để tạo thành sản phẩm. |
Vận động thô | – Con đi lại nhanh nhẹn, vững vàng – Con biết bật chụm chân qua vòng, đi thăng bằng trên ghế thể dục, con biết đi chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, biết đi trong đường hẹp, biết bò trườn theo hướng dích dắc, con biết tung bắt bóng với cô/ bạn, biết bật xa 25-30cm | – Con chưa biết đứng co 1 chân, chưa biết nhảy lò cò 1- 1,5m – Chưa biết đi bằng gót chân, đi khụy gối, đi lùi – Chưa bật xa được 35-40cm – Chưa bật nhảy từ trên cao xuống 30-35cm – Chưa biết bóng tung bóng lên cao và bắt – Chưa biết đập bóng tại chỗ – Chưa biết chạy thay đổi tốc độ (chạy nhanh, chạy chậm) |
Nhận thức | – Con nhận biết chức năng của bộ phận trên cơ thể – Nhận biết chức năng của đồ vật – Nhận biết công dụng của phương tiện giao thông – Nhận biết hình dạng – Nhận biết vị trí trên/ dưới; trước/ sau so với bản thân – Nhận biết nhiều/ ít – Nhận biết kích thước to- nhỏ; dài/ ngắn – Nhận biết được tên, tuổi bản thân – Nhận biết tên bố mẹ người thân trong gia đình – Biết đếm khái quát phạm vi 5 – Nhận biết được tay phải, tay trái của bản thân, nhận biết được bên phải bên trái của bộ phận cơ thể. | Con chưa nhận biết được các hiện tượng tự nhiên. Chưa xác định được các thứ trong tuần, ban ngày – ban đêm. Khả năng tư duy của con còn hạn chế. – Chưa nhận biết được phía bên phải/ bên trái của đồ vật so với bản thân |
Kĩ năng xã hội | – Biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc phù hợp qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói – Đã biết chú ý, quan tâm đến tình cảm, cảm xúc của cô và người thân – Chủ động thể hiện nhu cầu mong muốn bản thân. Biết cách tương tác luân phiên theo quy luật | Kĩ năng xã hội của con còn hạn chế. – Chưa chủ động trong các tình huống giao tiếp: chào hỏi mọi người xung quanh khi gặp – Chưa tích cực tương tác giao tiếp với mọi người xung quanh – Chưa biết cảm ơn khi được cho đồ, biết xin lỗi khi được nhắ nhở – Chưa nhận biết được hành vi “ Đúng, sai, tốt, xấu” |
Ngôn ngữ | – Có nhiều tiến bộ rõ nét trong ngôn ngữ: – Có vốn từ về thế giới xung quanh như bản thân, thực vật, động vật… – Hiểu và thực hiện được các yêu cầu từ 2 nhiêm vụ. – Chủ động thể hiện các nhu cầu, mong muốn của bản thân bằng các mẫu câu khác nhau (từ 4 – 5 từ) – Trả lời được các câu hỏi: Ai? Cái gì? Để làm gì? Đang làm gì…? – Biết chào hỏi mọi người khi được nhắc nhở – Biết đặt câu hỏi đâu rôi?/ cái gì đây? con gì đây? | Chưa chủ động nhiều trong giao tiếp, chưa biết tự khởi xướng trong các hoạt động chơi cùng bạn cùng trang lứa. – Chưa biết trả lời câu hỏi “ Ở đâu?, khi nào?” – Chưa biết trả lời câu hỏi nguyên nhân “ Tại sao?” – Chưa biết kể lại sự việc vừa diễn ra. |
II. Tên bài dạy: Đọc thơ “ Cây Hồng”
Mục tiêu yêu cầu chính đối với bài học: Được hỗ trợ bằng lời nói, hành động, cử chỉ, hình ảnh, quan sát cô làm mẫu, giáo cụ trực quan, hỗ trợ thể chất một phần, hỗ trợ tự nhiên, bằng cử chỉ, tham gia các hoạt động và trò chơi cùng cô, trẻ có thể:
Kiến thức:
– Trẻ có thể trả lời tên bài thơ đạt 5/5 lần không cần hỗ trợ.
– Trẻ trả lời được một số câu hỏi đơn giản liên quan đến nội dung bài thơ đạt 80%.
– Trẻ có thể gọi tên được một số hình ảnh trong bài thơ đạt 80% không cần hỗ trợ.
Kĩ năng:
– Phối hợp vận động tay, mắt linh hoạt trong hoạt động dán tranh
– Rèn kỹ năng chờ đợi, luân phiên, tập trung chú ý, lắng nghe…
Thái độ:
– Con vui vẻ tham gia các hoạt động cùng cô.
Đồ dùng:
– Lời bài hát + động tác vận động bài hát: “gieo hạt”
– Tranh thơ to, tranh thơ hình ảnh
– Tranh nhỏ các hình ảnh của bài thơ: cây hồng, bé, cánh hồng, chồi non, cỏ… có dáp dính
nhỏ.
III. Hoạt động bài dạy Cây Hồng
Thời gian | Cách hoạt động |
2 – 3 phút | Gây hứng thú + Quy định hành vi: – Cô và trẻ vận động trò chơi: “ Gieo hạt ” – Cô quy định hành vi cho trẻ: Ngồi ngoan, lắng nghe, mắt nhìn. |
5 – 7 phút | Hoạt động 1: cô giới thiệu tên bài thơ và đọc mẫu trẻ đọc theo cô – B1: Giáo viên giới thiệu bài thơ, đọc mẫu lần 1 (không tranh) – B2: Cô đọc mẫu lần 2 kết hợp tranh ( tranh thơ to) – B3: Trẻ đọc vuốt đuôi theo cô. – B4: Cô hỏi, trẻ trả lời một số câu hỏi đơn giản liên quan đến bài thơ. |
5 – 7 phút | Hoạt động 2: Đọc thơ bằng hình ảnh – B1: cô đọc mẫu trẻ lắng nghe. – B2: Trẻ đọc theo cô. – B3: Giáo viên và trẻ đọc thơ luân phiên, cô chỉ/trẻ chỉ + trẻ đọc theo ghi nhớ (có hỗ trợ). |
3 – 5 phút | Hoạt động 3: Chọn thẻ tranh ghép vào ô trống hoàn thành bài thơ B1: Cô giới thiệu và làm mẫu hoạt động B2: Trẻ chọn hình ảnh gắn vào ô trống để hoàn thành các câu trong bài thơ theo ghi nhớ ( có hỗ trợ) B3: Cô cho trẻ đọc lại bài thơ sau khi đã hoàn thành B4: Củng cố bài học và cất đồ dùng |
Trên đây là một giáo án thực tế để giảng dạy bài học đọc thơ Cây Hồng, bài học này đã được áp dụng vào thực tế và đạt được hiệu quả cao. Bài giảng đã để cập đến khả năng thấu hiểu học sinh và đưa ra phương án giảng dạy phù hợp. Mong rằng Tingenz.com đã có bài chia sẻ phù hợp cho phụ huynh, giáo viên về bài giảng hữu ích này.