10+ bài tập giao tiếp mắt cho trẻ tự kỷ

Nhiều phụ huynh thắc mắc rằng: “Bé em giao tiếp mắt rất hạn chế, cô có cách nào chỉ cho em hướng dẫn cho con được không ạ?”. Đúng vậy, trong thực tế hiện nay các bé tự kỷ ngày càng gia tăng gặp nhiều vấn đề trong giao tiếp và hành động. Tingenz.com đã chia sẻ rất nhiều bài viết dành cho giáo viên, phụ huynh và cách nuôi dạy trẻ tự kỷ. Và hôm nay chúng tôi tiếp tục hướng dẫn các bài tập giao tiếp mắt cho trẻ tự kỷ. Bài viết được chia sẻ bởi giáo viên nhiều năm trong nghề giáo dục trẻ tự kỷ và đã áp dụng thành công cho nhiều học sinh trên khắp cả nước. Không chờ đợi nữa chúng ta đi vào nội dung chính ngay thôi.

>>> XEM THÊM:

Bài tập 1: DÕI THEO BÀN TAY MẸ KHI DI CHUYỂN.

  • Cô giáo đặt con trên để trên võng và trên giường, trên võng thì bạn làm tốt hơn vì có độ dốc.
  • Sau đó đưa bàn tay của mình Lên ngang tầm mắt của con.
  • Giữ ở tư thế phía trước mặt con cho con tập trung nhìn vào tay, nếu con chưa nhìn
  • sẽ di chuyển tay theo mắt con khi nào con nhìn vào tay thì thôi.
  • Sau đó di chuyển chậm chậm bàn tay theo các hướng khác nhau cho con dõi theo.
  • Tập đi tập lại nhiều lần
  • Kèm theo âm thanh trầm bổng tiếng mẹ để gây sự chú ý cho con. Tránh việc con
  • thờ ơ.

Bố mẹ có thể áp dụng tương tự khi ở nhà nhé!

Bài tập giáo tiếp mắt cho trẻ tự kỷ là rất quan trọng
Bài tập giáo tiếp mắt cho trẻ tự kỷ là rất quan trọng

Bài tập 2: DÕI THEO MỘT ĐỒ VẬT DI CHUYỂN

Sau khi áp dụng với bàn tay, cô thay đổi với các đồ vật có màu sắc sặc sỡ khác và cũng làm tương tự các động tác ở trên.

Có khi giả bộ làm rớt chứ gâu bông Lên tay của bạn ấy giúp bạn ấy tập trung hơn.

Bài tập 3: DÕI THEO BÓNG NGƯỜI DI CHUYỂN

  • Cô giáo đặt con lên giường hoặc có lúc dưới sàn nhà.
  • Sau đó cô giáo tìm điểm cố định cho con nhìn mình và bắt đầu di chuyển
  • Bài tập này được ba và anh hai hỗ trợ bắt cứ lúc nào khi em nằm trên sàn.
  • Làm kiên trì rất nhiều lần và nhiều ngày.

Bài tập 4: ĐẶT BÉ LÊN BỤNG TỰA LƯNG VÀO CHÂN MẸ Ở TƯ THẾ VUÔNG GÓC.

  • 2 tay mẹ giữ con thẳng đứng và lôi kéo ánh mắt con bằng cách gọi tên con hoặc tạo ra tiếng động gây sự chú ý như zìn zìn zìn (tiếng xe máy). Phù mưa. Chuột kêu. Vịt kêu.
  • (Tất cả các âm thanh này có kèm theo cử động của môi miệng cho con chú ý)
  • Con lãng tránh anh mắt và mẹ sẽ di chuyển khuôn mặt của mình theo mắt của con nhằm lôi kéo
  • Khi con chạm mắt đc một chút thì tiếp tục tăng tần suất
  • Kiên trì làm rất nhiều lần và thường xuyên liên tục.
  • Nếu con vẫn không Có chú ý mẹ dùng tay nhấc con Lên như là máy bay sau đó hạ con xuông mục đích hạ xuống để con chạm mắt.

Bài tập 5: CHƠI TRÒ CHƠI Ú ÒA.

  • Cho con ngôi trong lòng mẹ hoặc trên ghế đối diện, ngang tầm mắt mẹ, nếu bé ngồi ghế mẹ vui lòng ngồi xuống sàn cho ngang bằng Mắt bé.
  • Mẹ chơi cù lét với con để con thích thú, sau đó chơi trò ú oà,
  • Hãy giữ tay trên mặt thật lâu chờ đợi phản ứng của con có lấy tay kéo tay mẹ ra hay không, có nhìn mẹ đợi mẹ lấy tay ra không, tùu tình huống thực tế mẹ điều chỉnh sao cho phù hợp thời gian. Đừng để con đợi lâu quá.
  • Thực hiện rất nhiều lần

Đi hết 5 bài tập giao tiếp mắt cho trẻ tự kỷ bạn có thấy bổ ích không? nếu có thì đừng quên bonus cho chúng tôi lời khuyên, lời động viên ở comment nhé! Chúng ta hay tiếp tục với các bài tập tiếp theo thôi.

Bài tập 6: CHƠI VỚI BONG BÓNG XÀ PHÒNG

  • Thuờng thì các con rất thích trò chơi bong bóng xà phòng, mẹ hãy mua 1 hộp và bắt đầu thổi.
  • Hay chắc chắn con của mẹ có nhìn vào những hình bong bóng bay.
  • Mẹ hãy để nó nổ hết mà không thổi, chờ đợi xem con phản ứng thế nào.
  • Sau đó kéo con lại ngang tầm mắt mẹ và nói: Ạ Đi, mẹ cho. Và mẹ đợi phản ứng của con để tiếp tục thổi hoặc ngưng lại.

Bài tập 7: LÀM CHÚ HỀ

  • Mẹ bôi sơn đỏ hoặc dán giấy màu đỏ Lên mặt mẹ, lôi kéo con nhìn vào mặt mẹ cang lâu càng tốt.
  • Bôi lên mũi hoặc trán, hoặc má,…. Tất cả các vị trí khác nhau đều được.
  • Nếu là sơn thì nhờ con lấy tay xóa son Đi, mỗi lần xóa xong hãy hôn vào tay con và cười cùng con. Lúc này hãy đảm bảo con đang tương tác mắt hoặc mặt với mẹ.
  • Hãy cố gắng tạo ra nụ cười cho con.
  • Nếu là giấy màu hãy nhờ con bóc nó ra.
  • Tương tự làm nhiều lần.

Bài tập 7: SOI GƯƠNG

  • Hãy cùng con soi gương và làm hành động là lạ trong gương trên khuôn mặt của mẹ. Lôi kéo con nhìn mẹ nhiều nhất có thể
  • Hỏi để con chỉ các bộ phận trên mặt mẹ trong gương và thực tế.
Ánh mắt trao đổi và gắn kết tình cảm tuyệt vời

Bài tập 8: SẮP XẾP ĐỒ DÙNG VÀO ĐÚNG VỊ TRÍ

  • Hãy cất tất cả các đồ chơi mà con thích ở trên cao hoặc trong tủ kính đảm bảo rằng CON NHÌN THẤY ĐƯỢC CHỨ KHÔNG VỚI TỚI ĐƯỢC.
  • Những lúc con cần con sẽ bắt buộc giao tiếp với mắt mẹ mới đáp ứng.

Bài tập 9: TRÒ CHƠI ỐNG NHÒM

  • Mẹ hãy làm ống nhòm bằng giấy bìa cứng hoặc giấy A4 và chơi cùng con,
  • Hãy đảm bảo con thực sự hứng thú.

Bài tập 10: ĐƯA 1 VẬT TRẺ THÍCH ĐẾN GẦN MẮT TRẺ.

  • Mẹ đưa 1 món đồ chơi trẻ thích lại gần mắt trẻ, gây chú ý cho trẻ nhìn vào món đồ chơi đó.
  • Mẹ di chuyển đồ chơi gần lại phía mắt của mẹ
  • Mẹ di chuyển đồ chơi lên – xuống – sang phải – trái và ở giữa đến khi mắt con chạm mắt mẹ thì mẹ dừng lại

Trên đây là chia sẻ 10 bài tập giao tiếp mắt cho trẻ tự kỷ để bố mẹ, giáo viên hướng dẫn, tập luyện. Mong rằng những kiến thức này có ích và áp dụng thành công cho trẻ nhà bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *