Bài tập giác quan cho trẻ rối loạn cảm giác

Bài tập giác quan rất quan trọng trong điều trị cho trẻ rối loạn cảm giác và cần được chú trọng quan tâm. Đối với trẻ có rối loạn cảm giác, khả năng cảm nhận thế giới bên ngoài qua các giác quan như thính giác, thị giác, xúc giác… bị suy giảm hoặc không phát triển đúng theo độ tuổi. Vì vậy, bài tập giác quan nhằm mục tiêu kích thích và rèn luyện các giác quan của trẻ. Chúng giúp trẻ mở rộng nhận thức về môi trường xung quanh, tương tác tốt hơn với người khác và thế giới bên ngoài. Bài viết này sẽ chia sẻ bài tập được thiết kế phù hợp với độ tuổi của trẻ và luôn đảm bảo tính an toàn, khả năng tiếp thu.

>>> Xem thêm:

Từ lớp Rối loạn cảm giác:

Bài tập xúc giác:

Giáo viên hướng dẫn con làm tất cả các bài, mỗi bài lặp 3 lần, có thể làm bất kỳ lúc nào. Nên làm liền các bài 1 lúc. Làm cách ngày.

  • Trải nghiệm cảm giác tay (chất liệu, nhiệt độ…): khoảng 10 phút/ngày
  • Cảm giác qua hoạt động miệng (thổi, hút): khoảng 5-10 phút/ngày

Cảm thụ bản thể:

  • Ôm cả người: ngày 2-3 lần, mỗi lần 2-3 phút
  • Ôm tay chân: mỗi chỗ 7 giây, từ cổ tay lên vai (phủ kín đều), lặp 3 lần thì chuyển tay/chân khác. Xong cả 4 tay chân tính là 1 lượt. Cứ khoảng 3 tiếng làm 1 lượt (có thể làm lúc ngủ hoặc trước khi ngủ)
  • Kéo dãn tay chân nằm ngửa/sấp: mỗi động tác lặp 3 lần. Tất cả động tác là 1 lượt. Ngày làm 2 lượt.
  • Bàn tay: ngày làm 2 lần
  • Bê/vác/kéo/đẩy/xách vật nặng (thùng đồ, xe, sách vở, nước…): mỗi ngày ít nhất 10-15 phút.

Tiền đình:

  • Ván mặt phẳng: cơ bản đứng ngồi ngang dọc 15-20 phút/ngày, có thể chia 2 lần. Khi nào làm đúng kỹ thuật thì chuyển sang là tập ván nâng cao.
  • Nhún bóng/đệm/trampoilne: 10-15 nhịp/lượt, làm 3-4 lượt, giữa các lượt nghỉ 1-2 phút.

Thị giác: 2-3 ngày/tuần (cách xa giấc ngủ)

Thính giác: 2 ngày/tuần (cách xa giấc ngủ)

Tập các mô hình cầm nắm như hình dưới

Giáo viên hướng dẫn tập các mô hình tay cơ bản như hình bên dưới

Làm lần lượt từng mô hình, hỗ trợ để trẻ làm đúng tư thế, mỗi mô hình giữ 5-7 giây. Làm hết 1 lượt thì quay lại từ mô hình đầu. Lặp 3 lượt. Có thể làm hàng ngày (bất kỳ lúc nào rỗi). Mô hình phối hợp 2 ngón (cái+trỏ) và 3 ngón (cái+trỏ+giữa) thì thêm phần co/duỗi các ngón cùng nhau.

Từ lớp Phát triển Phối hợp Vận động:

4 động tác cơ bản: Co duỗi toàn thân, Xoay người, Duỗi thẳng trục thân, Co duỗi bên cạnh. Tập lần lượt đúng trình tự, mỗi động tác lặp 3-5 lần. Tập lúc nằm, có hỗ trợ để làm đúng động tác rồi dần giảm hỗ trợ. Tập 4-5 ngày/tuần.

Tập mở rộng ít nhất 3-4 ngày/tuần: ít nhất 30 phút/ngày bao gồm:

  • Các động tác mở rộng (tiêu đề là vận động khác): gập bụng, con bò, con mèo, chuyền bóng…
  • Lăn 10-12 vòng (chú ý đúng trình tự, mỗi lượt lăn 3-4 vòng đi và về, rồi nghỉ 1-2 phút rồi lặp lượt khác)
  • Bò trườn (đúng điểm tì): khoảng 50-70 mét/ngày
  • Đứng chống đẩy vào tường: khoảng 50-70 cái/ngày

Trên đây, Tingenz.com vừa chia sẻ một vài bài tập giác quan dành cho trẻn rối loạn cảm giác.  Bài tập giác quan cần được thực hiện thường xuyên, kết hợp với sự chỉ bảo chặt chẽ của phụ huynh, giáo viên để đạt hiệu quả cao. Đồng thời, Phu huynh, giáo viên cần quan sát kỹ để điều chỉnh phương pháp bài tập phù hợp nhất với sự tiến bộ của trẻ. Bên cạnh đó, môi trường sống phải phù hợp để kích thích các giác quan, tránh các yếu tố gây kích động. Với sự kết hợp chặt chẽ giữa bài tập chuyên biệt và môi trường giáo dục phong phú, các rối loạn cảm giác ở trẻ có thể được cải thiện đáng kể. Điều quan trọng là phải kiên trì, nhẫn nại và quan tâm chăm sóc trẻ mỗi ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *