Nhằm áp dụng các biện pháp can thiếp trẻ khuyết tật trí tuệ hiệu quả chúng ta cần đánh giá đúng, đủ về trẻ và tìm ra những khó khăn có bản đó. Vì vậy, Tingenz xin trình bày những khó khăn điển hình và các biện pháp can thiệp/ hỗ trợ trẻ khuyết tật trí tuệ. Từ đó các giáo viên có thể lên kế hoạch để thiết kế lớp học/ trường mầm non có trẻ khuyết tật trí tuệ học.
>>>> XEM THÊM:
- Tìm hiểu về trường học hòa nhập trẻ khuyết tật
- Trẻ có nhu cầu đặc biệt và cách chăm sóc
- Bài tập về giác quan xúc giác giúp trẻ khiếm thị định hướng di chuyển
1. Những khó khăn điển hình trong việc can thiệp trẻ khuyết tật trí tuệ
Bị thiếu hụt các chức năng trí tuệ như lí luận, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, tư duy trìu tượng, phán xét, kỹ năng học tập, học hỏi từ trải nghiệm.
Bị thiếu hụt trong chức năng thích ứng dẫn đến thất bại trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển văn hóa xã hội, độc lập cá nhân và trách nhiệm xã hội.
Những thiếu hụt về trí tuệ và chức năng diễn ra trong suốt quá trình phát triển.
2. Các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ khuyết tật trí tuệ
Các giáo viên, phụ huynh xem kỹ lưỡng các biện pháp can thiệp trẻ khuyết tật trí tuệ sau để giúp trẻ cải thiện dần dần:
- Gia đình nên đưa đi thăm khám để làm rõ nguyên nhân, xác định mức độ khuyết tật của con từ đó mới có hướng chăm sóc và can thiệp đúng cách.
- Nhìn chung hướng điều trị chung là y tế kết hợp với giáo dục.
- Can thiệp cho trẻ tích cực dựa theo các chương trình can thiệp sớm cho trẻ sơ sinh và trẻ từ 1-3 tuổi
- Chương tình phát triển, bao gồm cả kỹ năng cảm xúc và phối hợp tay – mắt
- Chương tình giáo dục đặc biệt
- Đào tạo kỹ năng sống, như nấu ăn, tắm, ……
- Dạy tự chăm sóc bản thân.
- Thường xuyên sử dụng ngôn ngữ khuyến khích để trẻ nói nhiều hơn.
- Các trò chơi giao tiếp. Các trò chơi này đôi khi không cần có bắt kỳ một dụng cụ hay đồ chơi nào hỗ trợ, chỉ đơn giản là cách bạn trao đổi, giao tiếp và gợi mở đối với trẻ để “kích thích”, “định hướng”, trợ giúp tư duy của trẻ để giúp trẻ không chỉ phát triển được từ vựng, hay tư duy ngôn ngữ mà thông qua đó hiểu biết được hành vi ứng xử đúng trong từng hoàn cảnh được đề cập.
Cách biểu đạt ngôn ngữ khi tiếp xúc trao đổi với trẻ phải rõ ràng, có ý nghĩa thông điệp.
Khi dạy trẻ hãy chia nhỏ thành các bước, đặt các mục tiêu sát và cụ thể để áp dụng biện pháp phù hợp. - Trong quá trình giao tiếp với trẻ khuyết tật, giáo viên cần phải hết sức tôn trọng trẻ thông qua việc luôn tin tưởng vào khả năng giao tiếp của trẻ, điều chỉnh trình độ giao tiếp của giáo viên phù hợp với khả năng giao tiếp của trẻ,… Đồng thời, giáo viên cần phải quan sát và ghi chép thường xuyên những biểu hiện hành vi trong giao tiếp của trẻ để có thể có kế hoạch hướng dẫn tiếp theo.
Dù trẻ ở mức độ nào và có triệu chứng gì: thì hãy nhớ, gia đình và bố mẹ là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc giúp trẻ phục hồi về mức độ phát triển bình thường. Thời gian ở bên cạnh gia đình và thái độ của bố mẹ trong việc dạy trẻ phối hợp với nhà trường, các chuyên gia trị liệu để củng cố các bài học của trẻ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình trị liệu.
Một số phương pháp trị liệu hỗ trợ trẻ khuyết tật
- Phương pháp trị liệu bằng vận động thể chất: Giúp giải quyết các hạn chế
Tâm lý học: áp dụng đối với trường hợp các trẻ hạn chế phát triển ngôn ngữ do trầm cảm, căng thẳng…
Tâm vận động: Thông thường được kết hợp chặt chẽ với điều hoà cảm giác giúp trẻ phục hồi các kỹ năng vận động cơ bản song song với việc phục hồi hoạt động mang tính chức năng ở các vùng ngôn ngữ, bao gồm vùng tiếp nhận và vùng phản ánh ngôn ngữ của não bộ. - Điều hoà cảm xúc: Các bài tập thể chất tập trung vào mục đích cân bằng cảm giác giúp hệ thống cảm giác của trẻ phát triển liền mạch và bình thường, qua đó não bộ được dẫn truyền thông tin tốt hơn, làm khả năng học và tiếp thu tăng lên
- Đa phương pháp: Thông thường, để giải quyết tận gốc vấn đề, các phương pháp thường được kết hợp với nhau và thông thường để đạt hiệu quả cao nhất thường ít nhất được kết hợp với các hoạt động vui chơi giải trí (Play therapy và Music therapy): chơi mà học, học mà chơi để việc học và hồi phục các chức năng về ngôn ngữ được diễn ra thêm phần hứng thú.
3. Thiết kế lớp học can thiệp cho trẻ khuyết tật trí tuệ
a. Môi trường ngoài lớp học:
Có sân chơi ngoài trời rộng rãi, đường đi lối lại thuận tiện, có thảm cỏ, thiết bị và các loại đồ chơi như xích đu, cầu trượt, có hàng rào xung quanh để đảm bảo an toàn.
b. Môi trường trong lớp học.
Diện tích lớp học: có học sinh khuyết tật học thì ở lớp có diện tích lớn hơn bình thường vì đảm bảo cho việc đi lại của trẻ được thuận tiện, dễ dàng trong lớp học, môi trường dễ bao quát, có phòng học chính, phòng vệ sinh.
Phòng học chính: Được trang trí đẹp bắt mắt và bày biện đồ chơi, giá sách …..để khuyến khích và thu hút trẻ học.
Không gian: chia không gian trong lớp học theo hoạt động hàng ngày hay theo các góc và có kí hiệu bằng hình ảnh để học sinh dễ nhận biết các góc. Góc chơi: sử dụng đường phân chia “ranh giới mềm” để chia góc chơi: có thể dùng màu sắc quy định hành vi từng góc chơi. Góc chơi hoạt động chung như xếp hình, vận động thô, ngôn ngữ….hay các hoạt động cụ thể như nặn đất, cắt và dán, chơi với các chữ cái,góc chơi cát và nước để phát triển giao tiếp xã hội và học tập
Góc cá nhân để phát triển tính độc lập và khẳng định nhu cầu cá nhân.
Có nhiều đồ dùng dạy học, đồ chơi để kích thích trẻ nói:
- Đồ dùng dạy học phải được để những nơi mà trẻ có thể nhìn thấy nhưng không thể chạm vào tay có thể kích thích trẻ
- Đồ chơi kích thích được trẻ bắt trước tiếng kêu con vật
- Dùng bảng trao đổi, giao tiếp bằng tranh ảnh, có dùng thẻ quy định hành vi, bảng hoạt động trước, sau.
- Trong nhà vệ sinh thì cần để xà bông, giấy ở nơi cao với mức độ an toàn đề phòng trẻ lấy ăn.
- Đá hoa trong lớp là đá trống trơn trượt để đề phòng trẻ bị ngã.
c. Môi trường học và việc khen ngợi trẻ.
Điều chỉnh góc chơi chính là để trẻ được phản hồi và củng cố trong thời gian sớm nhất.
Ví dụ; Sau khi làm xong 1 bài toán trẻ được thưởng 1 cái gì khác mà trẻ thích hoặc được phép chơi 1 đồ chơi
d. Phản hồi:
Từ 1 môi trường mà trẻ được củng cố thường xuyên và nhất quán, trẻ cảm thấy an toàn và nhận ra rằng mình có khả năng kiểm soát môi trường. Đây là 1 động cơ quan trọng với trẻ khuyết tật. Chính nó sẽ kích thích trẻ khám phá môi trường xung quanh
Ví dụ: Sau tiết kể chuyện cô giáo hỏi cả lớp trong câu truyện có những nhân vật nào? Với 1 trẻ bị chậm chưa có ngôn ngữ nhưng trẻ có thể đứng lên lấy hình ảnh các nhân vật dán lên bảng hoặc đưa cho cô. Qua đó cô có thể biết được trẻ có hiểu câu hỏi mà cô đưa ra hay không
e. Xây dựng môi trường dễ tiếp cận và an toàn cho trẻ khuyết tật trí tuệ
Giáo viên cần điều chỉnh cần thiết để đảm bảo trẻ khuyết tật trí tuệ sẽ đat được muc tiêu để ra. Thay đổi phương thức giao tiếp cũng như sự sắp xếp môi trường cơ học. Tuy nhiên điều chỉnh caí gì và điều chỉnh như thế nào còn phụ thuộc vào các loại mức độ tật.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ tương đối đầy đủ về những khó khăn điển hình các biện pháp can thiệp trẻ khuyết tật trí tuệ và hướng dẫn xây dựng thiết kế lớp học phù hợp nhất. Mong rằng các giáo viên có thêm tài liệu hữu ích để tham khảo thực hiện.