Kỹ năng gấp khăn mặt nằm trong loạt bài giáo dục kỹ năng được giảng dạy cho trẻ mầm non từ 2 đến 4 tuổi. Bài viết sẽ chia sẻ giáo án kỹ năng gấp khăn mặt đã được áp dụng vào thực tế và đạt được hiệu quả cao trong giảng dạy.
Học sinh: Châu Vinh
Thời gian: 30 phút
Giáo viên: Phạm Thị Nhâm
XEM THÊM:
- Giáo án dạy trẻ nhận biết con Bò
- Giáo án dạy trẻ kỹ năng kéo khóa áo
- Kể chuyện bằng kịch vải Từ trong cây Bắp Cải
Mục tiêu bài học
Sau khi được giáo viên giới thiệu, hướng dẫn, giải thích, được tham gia thực hành hoạt động gấp khăn mặt theo quy trình 4 bước Châu Vinh thực hiện được:
- Các bước gấp khăn mặt (hỗ trợ bằng hình ảnh bảng quy trình gấp khăn)
- Tự thực hiện lại quy trình gấp khăn không cần hỗ trợ đạt khoảng 80%.
Chuẩn bị dụng cụ
Giáo viên chuẩn bị cho con những dụng cụ học tập cần thiết dưới đây để đạt hiệu quả học tập cao nhất.
- 1 cái bàn, 2 cái ghế.
- Khăn mặt.
- 2 cái khay.
- Bảng hoạt động, ngôi sao thưởng.
- Hình ảnh quy trình các bước gấp khăn.
- Thẻ quy định hành vi.
Hoạt động dạy trẻ kỹ năng gấp khăn mặt
Giáo viên nhận định đánh giá bé Châu Vinh thuộc đối tượng nào sau đây để có sự hỗ trợ phù hợp:
- Trẻ tự hoàn thành
- Trẻ hoàn thành với sự trợ giúp
- Trẻ chưa hoàn thành
Ổn định vị trí và giới thiệu bài (3 phút)
Ổn định vị trí.
Chào hỏi: “Cô chào C.V”.
Giới thiệu tiết học; “ Châu Vinh ơi khăn trên bàn đang rất lộn xộn, cần được gấp gọn gàng để cất đi. Vậy hôm nay Châu Vinh cùng với cô sẽ học kỹ năng gấp khăn nhé”.
Quy định hành vi: ngồi trên ghế, im lặng, nhìn cô, lắng nghe.
Hoạt động 1: Xem video ( 3 phút)
Bước 1: Giáo viên cho trẻ xem video mẫu (không phân tích).
Bước 2: Giáo viên cho trẻ xem video mẫu (có phân tích).
- Đầu tiên cô trải khăn mặt ra bàn.
- Tiếp đó, cô cầm 2 đầu của mép khăn gập đôi lại và miết phẳng.
- Sau đó, cầm 2 đầu của mép khăn gập đôi lại và vuốt phẳng.
- Cuối cùng 2 tay cầm khăn mặt cất vào khay.
Bước 3: Giáo viên chuyển hoạt động.
Hoạt động 2: Quy trình gấp khăn mặt (10 phút).
Bước 1: Giáo viên giới thiệu các bước gấp khăn thông qua hình ảnh.
- B1: Trải khăn mặt.
- B2: Gấp đôi lần 1.
- B3: Gấp đôi lần 2.
- B4: Cất khăn.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu trẻ nhắc lại các bước gấp khăn mặt dựa vào bảng quy trình. (có hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn)
Bước 3: Giáo viên nhận xét và chuyển hoạt động.
Hoạt động 3: Làm mẫu (4 phút)
Bước 1: Giáo viên giới thiệu đồ dùng
“Châu Vinh vừa được xem video gấp khăn. Bây giờ cô làm mẫu con chú ý quan sát nhé”.
“Cô có 2 khay, 1 khay để khăn chưa gấp, 1 khay để sản phẩm mình đã gấp” (vừa nói vừa chỉ vào khay).
Bước 2: Giáo viên làm mẫu và phân tích: (vừa làm vừa nói các bước thông qua hình ảnh quy trình gấp khăn).
- Đầu tiên cô trải khăn ra bàn.
- Tiếp đó cô cầm 2 tay sát mép khăn gập đôi lần 1 đặt đúng 2 đầu mép và miết phẳng.
- Sau đó cô cầm 2 tay sát mép khăn gập đôi lần 2 đặt đúng 2 đầu mép và miết phẳng.
- Cuối cùng 2 tay cầm khăn cất vào khay.
Bước 3: Giáo viên làm mẫu thêm lần nữa.
Bước 4: Giáo viên chuyển hoạt động.
Hoạt động 4: Thực hành (10 phút)
Bước 1: Giáo viên yêu cầu trẻ thực hiện các bước gấp khăn trong quy trình chuỗi ngược (hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn)
Bước 1 | Bước 2 | Bước 3 | Bước 4 | Bước 5 |
Giáo viên thực hiên | Trẻ thực hiên | |||
Giáo viên thực hiên | Trẻ thực hiện | |||
Giáo viên thực hiên | Trẻ thực hiện | |||
Giáo viên thực hiện | Trẻ thực hiên | |||
Trẻ tự hoàn thành các bước |
Bước 2: Giáo viên nhận xét và khen ngợi.
Củng cố và dặn dò
Trong quá trình học và thực hành thì giáo viên có thể nhắc nhở trẻ.
- Giáo viên dặn dò trẻ về nhà ôn bài.
- Giáo viên nhắc lại tên bài học “Kỹ năng gấp khăn”.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Giáo viên chú ý thêm:
- Giáo viên nói chậm và nhẫn mạnh vào các từ khóa.
- Thường xuyên khen thưởng để tạo động lực cho trẻ.
- Chuẩn bị tốt hoạt động được diễn ra liên tục không bị ngắt quãng.
- Tổ chức thêm các hoạt động để trẻ được luyện tập trong các môi trường khác nhau.
Trên đây, Tingenz.com vừa chia sẻ giáo án dạy trẻ kỹ năng gấp khăn mặt chi tiết để các cô có thể tham khảo và áp dụng phù hợp cho giáo án của mình. Mong rằng mỗi bài giảng là một buổi học vui vẻ của cô trò.