Giáo án nhận biết cao thấp cho trẻ đặc biệt

Nhận biết cao thấp thuộc chủ dề nhận biết dành cho trẻ mầm non, giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng. Bài viết chia sẻ dưới đây là giáo án về bài dạy nhận biết cao thấp được áp dụng ngoài thực tế và đạt hiệu quả cao. Chi tiết ở bên dưới:

Thời gian: 25-30 phút

Giáo viên (GV): Bùi Thùy Chang

Học sinh: Minh Quân (M.Q)

XEM THÊM:

Mục tiêu bài học

Sau khi được giới thiệu, hướng dẫn, giải thích được tham gia vào trò chơi, các bài tập luyện tập, bé Minh Quân có thể chỉ, lấy và gọi tên được vật có kích thước cao hơn 3/5 lần, thực hiện được các bài tập khi được hỗ trợ 1 phần.

Về thái độ: Trẻ hào hứng tham gia hoạt động

Giáo án nhận biết cao thấp
Giáo án nhận biết cao thấp

Chuẩn bị dụng cụ

  • 1 chiếc bàn, 1 chiếc ghế
  • Thẻ quản lí hành vi
  • Lịch hoạt động
  • Mô hình và hình ảnh cây cối, hình hộp chữ nhật có kích thước cao thấp khác nhau
  • Hình ảnh cây và hình ảnh hình chữ cao hơn và thấp hơn
  • Giấy in hình, màu nuớc
  • Bóng, mô hình ống nước, vạch xuất phát, vạch đích
  • Khay đựng đồ, rổ

Hoạt động bài dạy nhận biết cao thấp

  • Trẻ tự hoàn thành
  • Trẻ hoàn thành với sự trợ giúp
  • Trẻ chưa hoàn thành
Hoạt độngCác hoạt động học tập nhận biết cao thấp
Ổn định vị trí và giới thiệu bài– Ổn định vị trí
Chào hỏi: “Cô chào M.Q, hôm nay có các cô giáo đến dự giờ tiết học, chúng ta cùng vỗ tay chào mừng nào!”
Giới thiệu tiết học: “Bây giờ, M.Q và cô sẽ cùng nhau học bài nhận biết kích thước cao hơn.”
Quy định hành vi: “Trong tiết học này, cô muốn M.Q ngồi đẹp, mắt nhìn cô, tai lắng nghe và giữ trật tự khi cô nói(nhắc lại 2 lần)
– Giới thiệu các hoạt động:
+ Hoạt động 1: Nhận biết kích thước cao hơn thông qua vật thật
+ Hoạt động 2: Nhận biết kích thước cao hơn thông qua hình ảnh
+ Hoạt động 3: Tạo hình tán cây
+ Hoạt động 4: Trò chơi “Ống cao hơn”
Hoạt Động 1: Nhận biết kích thước cao hơn thông qua mô hìnhNhận biết kích thước cao thấp thông qua mô hình
Mô hình cái cây
Giáo án nhận biết cao thấp
– Bước 1: GV đưa ra mô hình cây cao và mô hình cây thấp, giới thiệu khái niệm cao hơn, thấp hơn thông qua 2 mô hình cái cây. Cho trẻ chỉ cây cao hơn và bắt chước nói “Cây cao hơn”.
– Bước 2: Hướng dẫn, hỗ trợ trẻ chỉ/đưa mô hình cái cây cao hơn. Sau mỗi lần trẻ chỉ/đưa, GV nói “Cây cao hơn” và cho trẻ nhắc lại.
– Bước 3: Yêu cầu trẻ chỉ/đưa mô hình cái cây cao hơn. Sau mỗi lần trẻ chỉ/đưa, GV gợi nhắc “Cây này thì …” và chờ đợi 2 – 3 giây xem trẻ có nói “cao hơn” không. Nếu trẻ nói được thì khen ngợi trẻ, nếu chưa GV nói giúp trẻ và chp trẻ nhắc lại.
– Bước 4: GV đưa ra mô hình cái cây cao hơn và hỏi trẻ: “Cây này thì như thế nào?” Nếu trẻ trả lời được thì khen ngợi trẻ, nếu chưa GV trả lời giúp trẻ và cho trẻ nhắc lại, sau đó quay lại bước 3.
– Bước 5: Chuyển hoạt động.
Giáo viên áp dụng tương tự với mô hình hình hộp chữ nhật
Hoạt Động 2: Nhận biết vật có cao thấp thông qua hình ảnhNhận biết kích thước to hơn thông qua hình ảnh
Hình ảnh cái cây
– Bước 1: GV đưa ra hình ảnh cây cao và hình ảnh cây thấp, giới thiệu khái niệm cao hơn, thấp hơn thông qua 2 hình ảnh cái cây. Cho trẻ chỉ cây cao hơn và bắt chước nói “Cây cao hơn”.
– Bước 2: Hướng dẫn, hỗ trợ trẻ chỉ/đưa hình ảnh cái cây cao hơn. Sau mỗi lần trẻ chỉ/đưa, GV nói “Cây cao hơn” và cho trẻ nhắc lại.
–  Bước 3: Yêu cầu trẻ chỉ/đưa hình ảnh cái cây cao hơn. Sau mỗi lần trẻ chỉ/đưa, GV gợi nhắc “Cây này thì …” và chờ đợi 2 – 3 giây xem trẻ có nói “cao hơn” không. Nếu trẻ nói được thì khen ngợi trẻ, nếu chưa GV nói giúp trẻ và cho trẻ nhắc lại.
– Bước 4: GV đưa ra hình ảnh cái cây cao hơn và hỏi trẻ: “Cây này thì như thế nào?” Nếu trẻ trả lời được thì khen ngợi trẻ, nếu chưa GV trả lời giúp trẻ và cho trẻ nhắc lại, sau đó quay lại bước 3.
– Bước 5: Chuyển hoạt động.
Giáo viên áp dụng tương tự với hình ảnh hình chữ nhật
Hoạt động 3: Tạo hình tán câyTạo hình tán cây
– Bước 1: Giáo viên cho trẻ quan sát tranh, phân tích và làm mẫu (bức tranh có 2 thân cây cao và thân cây thấp, dùng màu chấm lên thân cây cao hơn tạo thành tán cây)
– Bước 2: Giáo viên nêu yêu cầu và hỗ trợ trẻ thực hiện
– Bước 3: Cô yêu cầu trẻ tự thực hiện với các hình còn lại
– Bước 4: Cô khen ngợi và chuyển hoạt động.
Hoạt động 4: Trò chơi “Ống cao hơn” – Bước 1: Giáo viên giới thiệu trò chơi và luật chơi
+ Tên trò chơi: Ống cao hơn
+ Luật chơi: người chơi bắt đầu thực hiện khi có hiệu lệnh. Trẻ thực hiện nhặt những quả bóng trong rổ ở vạch xuất phát, bật nhảy và thả lần lượt mỗi quả bóng vào ống cao hơn ở vạch đích.
– Bước 2: Giáo viên hướng dẫn và hỗ trợ trẻ thực hiện
+ “M.Q lấy bóng ở trong rổ, bật nhảy đến đích và tìm đường ống cao hơn rồi thả vào. M.Q làm lần lượt cho đến khi hết bóng trong rổ sẽ giànhành chiến thắng.”
+ Giáo viên hỗ trợ trẻ thực hiện 1 lượt
– Bước 3: Giáo viên và trẻ chơi
+ Giáo viên hô hiệu lệnh bắt đầu và cho trẻ thực hiện (hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn).
– Bước 4: Kết thúc và khen thưởng.
Củng cố, dặn dò– Giáo viên yêu cầu trẻ nhắc lại hôm nay học cái gì?
– Giáo viên dặn dò trẻ về nhà ôn bài.
– Giáo viên nhận xét tiết học.

Chú ý:

  • Giáo viên nói chậm và nhấn mạnh vào các từ khóa.
  • Thường xuyên khen thưởng để tạo động lực cho trẻ.
  • Chuẩn bị tốt hoạt động được diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng.
  • Tổ chức thêm các hoạt động để trẻ được luyện tập trong các môi trường khác nhau.

Trên đây, TingenZ.com vừa chia sẻ cho bạn giáo án giảng dạy bài nhận biết cao thấp chi tiết. Mong rằng cô trò sẽ có buổi học vui vẻ và hiệu quả.

Nguồn: VIỆN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *