Hiện nay, chắc hẳn thế giới đều biết đến căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, 2 nước này trước đó vốn dĩ được biết đến như “anh em một nhà”. Vậy lý do tại sao nga đánh ukraine – cũng là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc nhất hiện nay.
Nguyên nhân nào dẫn đến việc nga đánh ukraine
Kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh, giữa Nga và Ukraine thường xuyên xảy ra các xung đột chính trị. Điển hình gần đây nhất chính là việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014. Thêm vào đó, ở khu vực Donbass và 2 nước cộng hòa phía đông Ukraine (Donetsk và Lugansk) thường xuyên xảy ra bất ổn.
Đỉnh điểm xung đột chính trị
Tuy nhiên, các xung đột chính trị giữa 2 nước này ngày càng căng thẳng và đỉnh điểm nhất là vào cuối năm 2021. Vào tháng 12/2021, Nga đã gửi đến Mỹ và NATO bản đề nghị an ninh gồm 8 điều, trong đó nổi bật nhất chính là:
- NATO không được cho Ukraine gia nhập tổ chức.
- NATO cần phải dừng ngay việc tiếp tục mở rộng về phía Đông.
- NATO phải quay lại khoảng thời điểm vào năm 1997, trước khi kết nạp các nước Đông Âu và 3 nước Cộng Hòa Baltic. Nga cho rằng điều này sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và lợi ích chiến lược quân sự của nước Nga.
Sau khi xem xét bản đề nghị của Nga trong vòng hơn 1 tháng rưỡi, Mỹ và NATO phản hồi rằng các đề nghị này của Nga không thỏa đáng và sẽ không đáp ứng yêu cầu của Nga. Lý do phản bác được Mỹ và NATO đưa ra là những quốc gia có chủ quyền như Ukraine nếu có yêu cầu về an ninh thì được quyền lựa chọn gia nhập bất kỳ tổ chức nào không chỉ là NATO, miễn tổ chức đó phù hợp với lợi ích mà Ukraina hướng tới. Hơn nữa, việc Nga yêu cầu NATO quay về thời điểm năm 1997 là vô cùng vô lý. Tuy nhiên, có vẻ phản hồi từ Mỹ và NATO vẫn chưa thỏa mãn Nga và ngược lại làm cho Nga cho rằng các đề nghị của Nga không được coi trọng.
Ukraine trước an nguy về quân sự
Vào 11/2021, Nga điều lực lượng quân sự đến biên giới của Nga – Ukraine. Đồng thời, Nga cũng công nhận sự độc lập Donetsk và Lugansk và điều quân đội đến 2 nước này giữ gìn hòa bình. Nhận thấy, an ninh của đất nước đang gặp nguy cơ lớn nên Ukraine đã ký hiệp định quân sự chiến lược để nhận được sự bảo hộ của Anh và Ba Lan. 24/2/2022, tổng thống Nga Putin đưa ra tuyên bố triển khai “chiến dịch quân sự đặc biệt” để đáp ứng nhu cầu an ninh của DPR và LPR.
Phân tích các lý do tại sao Nga đánh Ukraine?
Để phân tích lý do tại sao Nga đánh Ukraine, chúng ta có thể nhìn và phân tích dưới 2 góc độ sau:
Góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực chính trị
Dựa theo quy luật vận động và đấu tranh của nền chính trị quốc tế, vị thế của nước Ukraine được gọi là “vùng đệm tự nhiên” của Nga và phương tây. Vì thế, cả hai bên này đếu cho bên kia là mối nguy an ninh và đe dọa đến sự tồn tại của mình.
Nếu Ukraine gia nhập NATO, quyền lực phía Tây của Nga sẽ bị đe dọa. Đặc biệt, khi mất đi vùng đệm chiến lược quân sự – Ukraine, Nga sẽ mất đi quyền lực về địa chính trị – điều vồn được duy trì từ thời Liên Xô. Nhìn thấy được điều này, tổng thống Nga Putin cần đưa ra các quyết định quyết liệt để tránh được mối nguy hại về an ninh quân sự và sự bành trướng về phía Đông của tổ chức NATO.
Ngược lại, Mỹ và Châu Âu cho rằng họ cần phải làm điều đó để chống lại sự lớn mạnh của Nga – điều đang đe dọa đến an ninh của Châu Âu.
Góc nhìn chủ nghĩa kiến tạo và chủ nghĩa tự do
Nhìn góc độ này, ta có thể thấy mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine hiện nay bắt nguồn từ gốc rễ của xung đột giữa 2 nền văn minh Anglo-Saxon và Slavo. Đây cũng là sự bành trướng về địa – chính trị của người Anglo-Saxon và tham vọng thống trị toàn bộ Châu Âu. Còn đối với người Slavo, đây chính là thời điểm lấy lại vị thế của họ trên thế giới, đại diện trong đó chính là Nga.
Nga là đất nước có lòng yêu nước và lòng tự tôn dân tộc rất cao. Sau khi Liên Xô sụp đổ cùng với sự suy thoái về kinh tế – chính trị, Nga buộc phải từ bỏ “quyền lực” tại một số khu vực trên thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nga là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì nền an ninh, hòa bình trên thế giới, Điều này đem lại cho Nga vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Hơn nữa, với lịch sử hào hùng của mình, người dân nước Nga càng thêm yêu nước và có tinh thần dân tộc cao. Vì vậy có thể nói sự xung đột giữa Nga và Ukraine ngày nay phần nào xuất phát từ tinh thần dân tộc của Nga.
Ngoài ra, đây còn có thể là hệ quả của việc Mỹ truyền bá về quyền tự do và chủ nghĩa dân chủ đến những nơi xa lạ. Đây là điều mà những người theo chủ nghĩa dân tộc không bao giờ ủng hộ.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ nguyên nhân tại sao nga đánh ukraine. Xung đột giữa 2 nước này hiện cũng là mối nguy và tình hình căng thẳng chung của thế giới. Theo dõi các bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin mới nhất về sự kiện nga đánh ukraine nhé.