Giúp đỡ bạn không chỉ là một hành động thể hiện lòng tốt, mà còn là một kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng giúp chúng ta xây dựng và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Khi chúng ta biết cách giúp đỡ và hỗ trợ nhau, chúng ta không chỉ làm cho người khác cảm thấy vui vẻ và được quan tâm, mà còn tạo ra một môi trường học tập và sinh hoạt thân thiện, hòa đồng.Trong bài viết này, Tingenz sẽ chia sẻ về bài viết phát triển giáo tiếp với chủ đề giúp đỡ bạn bè từ đó mỗi bạn sẽ có thêm niềm vui khi biết cách giúp đỡ và nhận lại sự giúp đỡ từ bạn bè.
>>> XEM THÊM:
- Bài dạy chủ đề bạn bè cùng vui chơi (PTGT)
- 7+ cách dạy con bật âm XE dễ nhớ
- 10 cách dạy con bật âm BA qua trò chơi (Phần 3/5)
Mục tiêu bài học
Sau bài học này, học sinh lớp 1 có khả năng kể về việc giúp đỡ bạn và được bạn giúp đỡ.
Kiến Thức:
- Hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giúp đỡ bạn bè.
- Biết các tình huống cụ thể để giúp đỡ bạn bè. Mẫu diễn đạt (gợi ý): “Tôi giúp bạn A bọc lại vở,…”, “Bạn B giúp tôi biết chơi trò trốn tìm,…”.
Kỹ Năng:
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, lắng nghe và đặt câu hỏi.
- Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và làm việc nhóm.
Thái Độ:
- Hình thành thái độ tích cực, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè.
- Xây dựng lòng cảm thông và tinh thần hợp tác.
Phẩm Chất:
- Khuyến khích tinh thần tự nguyện, kiên nhẫn, và trách nhiệm.
- Xây dựng tinh thần đoàn kết và nhẫn nại khi giúp đỡ bạn bè
Chuẩn bị giáo cụ
Để bài học diễn ra thuận lợi và buổi học trở nên sinh động chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các giáo cụ học tập sau:
- Tranh / ảnh về giúp đỡ bạn. (Ví dụ ảnh giúp bạn khuyết tật đến trường / giúp bạn học tập / giúp bạn vui chơi). Giúp bạn cùng vui chơi
- Giáo viên nhớ lại ít nhất một sự kiện học sinh trong lớp giúp đỡ nhau.
- Giấy và sáp màu dành cho học sinh.
Các hoạt động giúp đỡ bạn bè
Mở hội thoại
Giáo viên đưa ra một bức tranh /ảnh về giúp đỡ bạn, hỏi học sinh “tranh / ảnh gì?”. Sau khi một số học sinh trả lời, giáo viên bổ sung/khẳng định (tranh / ảnh về giúp đỡ bạn).
Tiếp tục hỏi học sinh xem trong lớp ai đã từng giúp đỡ bạn, giúp việc gì. Nếu học sinh chưa nhớ được thì giáo viên lấy ví dụ về sự kiện học sinh trong lớp giúp đỡ nhau.
Phát triển hội thoại
Hoạt động 1:
Yêu cầu mỗi học sinh tự viết hoặc vẽ về việc mình có thể làm tốt nhất. Ví dụ: học toán, vẽ, đá bóng, câu cá, làm diều và thả diều, …
Sau khi học sinh vẽ xong, yêu cầu học sinh thử nghĩ xem với việc mình làm tốt, mình có thể giúp ai ở trong lớp cùng biết làm việc đó.
Yêu cầu từng em diễn đạt về khả năng và mong muốn giúp đỡ bạn trong lớp. Mẫu: “Tôi biết vẽ. Tôi có thể giúp bạn An biết vẽ nét cong”.
Hoạt động 2:
Yêu cầu mỗi học sinh tự viết hoặc vẽ về việc mình muốn làm nhưng chưa biết làm hoặc khó thực hiện và cần được giúp đỡ.
Sau khi học sinh vẽ xong, yêu cầu trình bày trước lớp. Mẫu: “Tôi không biết đá cầu. Tôi muốn có bạn giúp tôi biết đá cầu”.
Hoạt động 3:
Trao đổi theo nhóm đôi với yêu cầu: “mỗi em có thể giúp em kia việc gì và muốn được bạn giúp việc gì”.
Sau khi các nhóm đôi trao đổi xong, yêu cầu đối thoại trước lớp.
Mẫu:
+ A: Tôi có thể giúp B bọc lại vở.
+ B: Cảm ơn bạn. Tôi thì muốn giúp bạn biết chơi đá cầu.
Kết thúc hội thoại
Yêu cầu 2 -3 học sinh nhắc lại một sự kiện về việc các bạn đã giúp đỡ nhau trong lớp.
Hỏi học sinh về khả năng của một số bạn trong lớp (Bạn A biết làm gì? Bạn A có thể giúp bạn nào?).
Giáo viên tuyên dương các sự kiện học sinh giúp đỡ nhau và nhắc các em tiếp tục giúp đỡ lẫn nhau
Tingenz.com vừa chia sẻ bài giáo án bài dạy phát triển giáo tiếp chủ đề giúp đỡ bạn mong rằng bài viết đã giúp các bạn nhỏ được khám phá và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày. Chúc cô trò có buổi học vui vẻ và hẹn gặp lại các em trong những buổi học tiếp theo!